Trang chủ Lịch sử - Triết học Hành giả tu hành quá nhiều tập khí làm sao dứt trừ?

Hành giả tu hành quá nhiều tập khí làm sao dứt trừ?

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Nay hành giả tham thiền đừng để ý đến trừ tập khí, dụng công tham thiền, giữ được nghi tình thì tập khí có thể dứt dần, nhưng muốn dứt sạch phải kiến tính mới được.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 9.2016 Hanh gia tu thien qua nhieu tap khi 1

Tham thiền chỉ có thể dứt những tập khí thô, còn tập khí vi tế phải sau khi kiến tính rồi mới dứt. Nên sau khi kiến tính phải qua sự bảo nhậm để dứt tập khí thế gian và xuất thế gian.

Người tham thiền với mục đích phát hiện được chính mình, làm chủ cho mình được tự do tự tạo. Chữ Phật nghĩa là tự giác, giác tha, giải thoát cho mình và cho chúng sinh, còn về những vấn đề trên là không cần thiết, sau này khi có dịp tôi sẽ kể cho nghe.

Vừa rồi tôi có đi viếng thăm Tổ đình Cao Mân Thiền Tự (高旻禪寺祖廷), thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc và ở lại đây một tháng từ ngày 04/08/1992 đến 04/09/1992. Lão Thiền sư Đức Lâm (1915-2015), Phương trượng trụ trì Tổ đình Cao Mân Thiền Tự nhã ý mời tôi làm Thủ Tọa.

Ở đó, bất cứ cửa nào cũng đề bốn chữ “Chiếu cố thoại đầu-照顧話頭. CHIẾU là chiếu soi, CỐ là nhìn tức nhìn chỗ thoại đầu, vừa nhìn vừa hỏi. Nếu không nhìn mà chỉ đề câu thoại để hỏi thì nghi tình dễ đánh mất, vừa hỏi liền mất; nếu vừa nhìn vừa hỏi thì nghi tình được kéo dài. Tham thiền chỉ cần vừa nhìn vừa hỏi, ngoài ra khỏi cần tìm hiểu, khỏi cần biết gì, bởi cái biết chẳng phải nghi tình, chẳng phải tham thiền.

Ở Tổ đình Cao Mân Thiền Tự ngày thường cũng đả Thiền thất. Vào mùa đông thì liên tục mười thất. Đáng lẽ ngày thường đã là thiền thất rồi tại sao mùa đông lại tổ chức liên tục mười thất? Bởi vì bình thường mỗi ngày chỉ có mười bốn nén hương, đến mùa đông là hai mươi nén hương một ngày. Bắt đầu từ 04 giờ 30 sáng đến 11 giờ khuya mới nghỉ, công phu như thế được miên mật và tinh tấn hơn, nên trong Thiền thất có nhiều vị Tổ sư khai ngộ.

Nay chúng ta chỉ khi đến Thiền đường mới đả thất, còn ở nhà thì không đi hương tọa hương đúng theo quy định, và ở nhà tất nhiên giải đãi hơn, muốn tham cũng được, không tham cũng được, chẳng ai bó buộc và khích lệ. Còn những người ở Thiền đường, không vào thiền thất là không được, hằng ngày đều như thế, mùa đông càng phải dụng công hơn. Sự thật thì khi tập trung đả thất, mặc dù chi phí tổn hao nhiều, nhưng lợi ích cũng nhiều, không uổng cho sự tổn hao. Vì thế ngài Thiền sư Lai Quả (1880- 1953), tiền nhiệm Phương trượng Trụ trì Tổ đình Cao Mân Thiền Tự khuyên chúng nên tu trong Thiền đường, không nên ở chùa tư.

Về thời khóa tu tập của Tổ đình Cao Mân Thiền Tự, quý vị xem cuốn Tham Thiền Phổ Thuyết của ngài Thiền sư Lai Quả để biết thêm. Trong cuốn Tham Thiền Phổ Thuyết tôi có sửa lại đôi điều sai, vì khi tôi hỏi mới biết là có sự chênh lệch so với nguyên bản của ngài Thiền sư Lai Quả, đó là do sự sai sót khi in ấn nên tôi đã lọc bỏ ra nhưng phần không phải của Ngài.

Ngài Thiền sư Lai Quả kiến tính ở Tổ đình Kim Sơn Thiền Tự (金山禪寺), ngài Thiền sư Hư Vân (1840-1959) kiến tính ở Tổ đình Cao Mân Thiền Tự. Nay chỉ có Tổ đình Cao Mân Thiền Tự giữ được pháp môn Thiền tông, nối theo ngài Thiền sư Lai Quả, còn Tổ đình Kim Sơn Thiền Tự đã trở thành khu du lịch, trong Thiền đường chỉ có hai cụ gia tham thiền mà thôi.

Vì lẽ đó, ngài Thiền sư Lai Quả nói “Pháp Thiền ngày nay tựa như sợi chỉ theo ngàn cân, không biết ngày nào sẽ đứt”, nên tôi phát nguyện chuyên hoằng Tổ Sư Thiền này.

Hoằng dương Tổ Sư Thiền rất khó, vì người ta không tin tự tâm. Phải tin tự tâm 100%, mới có thể nhận được bản tâm của mình.

Người đời nay đa số tu theo Giáo môn, học theo Giáo môn là muốn giải, còn Tổ Sư Thiền không cho giải, vì hễ giải là hết nghi. Cho nên, nhiều vị sau khi kiến tính, nói: “Tôi không trọng thầy tôi ở chỗ đạo đức, văn chương, chỉ trọng chẳng vì tôi nói trắng ra, vì nói trắng ra là chẳng thể ngộ.

Thiền sư Thích Duy Lực
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 9/2016

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường