Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Ý nghĩa hai chữ “Hòa thượng”

Ý nghĩa hai chữ “Hòa thượng”

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

“Luật Thiện Kiến” chép: “Hòa thượng là tiếng ngoại quốc, tiếng Hán nói: biết có tội, biết không có tội gọi là Hòa thượng”.

Bộ “Hoa Nghiêm Âm Nghĩa” của ngài Huệ Uyển chép: “Hòa thượng xét theo phương ngôn của người Ấn Độ gọi “Hòa thượng” là Ổ Ba Đà Da. Nhưng người bình dân ở nước ấy gọi là Miệt Xả.

Người nước Vu Điền, Sớ Lặc gọi là Cốt Xả. Ngày nay phương này (Trung Quốc) gọi âm sai là hòa thượng. Tuy rằng cách nói, cách gọi, các nơi có sai khác rất lớn, nhưng hiện tại căn cứ theo giải thích chính xác từ Ổ Ba, nghĩa là gần vậy, còn Đà Da là đọc vậy. Ý nói, đây là bậc Tôn Sư mà đệ tử nương gần học tập.
Xưa gọi là Thân Giáo Sư, cũng là từ ý nghĩa nêu trên.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 11.2016 Y nghia hai chu Hoa thuong 1

“Hành Sự Sao” chép: “Hỏi rằng: Sao gọi là Thầy Hòa thượng A Xà Lê?

Đáp: Do vì ngôn ngữ người Hán không có từ để phiên dịch chính xác hoàn toàn”.

Trong “Luật Thiện Kiến” chép: “Hòa Biết có tội, biết không có tội, la rầy kích phát đó gọi là Thầy ta. Noi theo thiện pháp mà dạy dỗ, ấy là Xà Lê của ta.

“Luận Truyện” nói: “Hòa thượng là tiếng nước ngoài. Tiếng Hán gọi là biết có tội, biết không có tội, đều gọi là Hòa thượng”.

“Luật Tứ Phần. Đệ Tử Ha Trách Hòa thượng” cũng giống như vậy.

“Minh Liễu Luận”, trong chánh bổn nói: “Ưu Ba Đà Ha, dịch là nương theo để học, tức nương theo vị này để học giới định tuệ. Tức là Hòa thượng vậy”.

Đó là do ngữ ngôn ở phong thổ mỗi nơi có khác. Tương truyền rằng: “Hòa thượng là nơi phát sinh đạo lực, Xà Lê là sửa đổi cho đệ tử có phẩm hạnh chân chính, nhưng chưa thấy Kinh Luận chép như thế”.

Trong “Tạp A Hàm” chép: “Ngoại đạo cũng gọi thầy mình là Hòa thượng”.

“Phiên dịch Danh Nghĩa Tập” chép: “Hòa thượng cũng gọi là Hòa xà”.

Truyện chép: “Hòa thượng, gọi đúng theo bổn tiếng Phạn là Ổ Ba Giá Ca 和尚 Hòa thượng, lại truyền đến phương này (Trung Quốc) ngài La Thập dịch là Lực Sinh”.

“Xá Lợi Phất Vấn Kinh” chép: “Một số người xuất gia từ bỏ căn nhà trói buộc sinh tử, cha mẹ, vào trong pháp môn, để thọ nhận chính pháp vi diệu, bởi vì Thầy là người đạo lực làm sinh trưởng pháp thân, hiến dâng công đức tài bảo, dưỡng nuôi mạng mạch trí tuệ, công đức chẳng ai hơn. Lại nữa, Hòa thượng cũng dịch là Cận Tụng, do vì đệ tử nhỏ tuổi, không thể lìa Thầy, thường theo hầu cận bên thầy, thọ học kinh điển từ thầy để mà niệm tụng cho làu thông”.

Ngài Nghĩa Tịnh gọi là: “Ổ Ba Đà Da, Trung Hoa dịch là Thân Giáo Sư, do vì vị này hay dạy hạnh nghiệp xuất thế. Cho nên Hòa thượng có hai loại:

1. Thân giáo: Tức là Thầy dạy học.

2. Y chỉ: Tức là Thầy mà mình nương theo để học vậy”.

Bộ “Tỳ Nại Da” chép: “Đệ tử đồ chúng khi vừa thấy Thầy thì liền đứng dậy. Nếu như thấy Thân Giáo thì liền phải xả y chỉ”.

Chú thích:

– Thiện kiến luật: còn gọi là “Thiện kiến Tỳ Bà Sa Luật”, “Thiện Kiến Luận”, còn gọi là “Tỳ Bà Sa Luật”, là một bộ sách thuộc hệ Luật tạng Phật giáo, 18 quyển. 4 quyển đầu thuật lại chuyện 3 lần kết tập Pháp tạng và việc Vua A Dục truyền bá Phật giáo, những quyển còn lại chủ yếu là chú thích về “Luật Tứ Phần”.
– Ngũ Thiên: gọi đủ là Ngũ Thiên Trúc (tức Ấn Độ xưa kia)

– Xà lê: tức Cao Tăng, phiếm chỉ cho tăng sĩ.

– Thiện Pháp: là chỉ cho tất cả những pháp lành như: năm giới, thập thiện, Lục độ, nhằm để đối trị các “ác pháp”. Ngũ giới thập thiện là Thiện pháp thế gian; Tam học, Lục độ là Thiện pháp xuất thế gian. Tuy có khác nhau ở chỗ cạn sâu nhưng đều là Pháp đúng theo chân lý có ích cho đời, cho nên gọi là thiện pháp.

– Tứ phần luật: là tên của một bộ luật Phật giáo do hai Ngài Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm dịch vào đời Hậu Tần, 60 quyển. Đây là một bộ luật thuộc hệ thống Thượng tọa bộ truyền thọ, do toàn bộ luật chia làm 4 phần, cho nên có tên là Tứ phần.

– Minh Liễu Luận: 1 quyển, do Ngài Chơn Đế đời nhà Trần dịch, vốn có tên là “Luật Nhị Thập Nhị Minh Liễu Luận” là 1 trong 5 bộ luận quan trọng. Căn cứ vào hệ thống giới luật Chánh Lượng Bộ, trong 18 bộ mà trước tác thành.

– Giới Định Huệ: là chỉ cho giới luật, Thiền định, Trí huệ, còn gọi là 3 học, học 3 pháp này có thể đạt đến vô thượng Niết Bàn.

1. Giới học: tức là giới luật có công năng ngăn ngừa những điều xấu ác của thân miệng.

2. Định học: là chỉ phòng ngừa sự tán loạn của tâm ý, để tìm cầu phương pháp tu hành thiền định đạt đến sự an tĩnh.

3. Huệ học: là chỉ cho sự phá trừ mê lầm để chứng đắc chơn lý.

– Xá lợi Phất vấn kinh: Có 1 quyển, được dịch vào thời Đông Tấn, mất tên người dịch, còn gọi là “Bồ Tát Vấn Dụ” thuộc tiểu thừa luật bộ. Nội dung đề cập đến việc Phật ở thành Vương Xá, dưới cội cây Âm Nhạc, trả lời những điều thắc mắc của Tôn giả Xá Lợi Phất nêu ra tường tự về sự truyền thọ giới luật. Phân chia bộ phái thuộc hệ thống luật tạng… Kinh này được đại chúng bộ lưu truyền. Có căn cứ vào các bộ kinh luận tiểu thừa mà lập luận như: “Văn Thù Vấn Kinh”, “Dị Bộ Tông Luân Luận”.

– Vi diệu pháp: Pháp sâu xa mầu nhiệm cũng chính là Phật pháp.

– Pháp thân: còn gọi là Phật thân, lấy Phật Pháp để thành thân, hoặc thân vốn đầy đủ Phật Pháp.

– Trí huệ: Phật giáo chỉ dạy phá trừ mê lầm, chứng được lý chơn thật, dịch ý từ tiếng Phạn là Bát nhã, bao hàm cả ý triệt ngộ.

– Nghĩa Tịnh: là một cao Tăng đời Đường, là một nhà lữ hành, 1 trong 4 nhà dịch kinh lớn của Trung Quốc. Sư họ Trương, quê ở Tề Châu (nay là Sơn Đông Lịch Thành) có thuyết thì nói ở Phạm Dương (nay là phía Tây Nam thành Bắc Kinh). Trước sau Sư dịch ra kinh, Luật, Luận, có đến 61 bộ, 239 quyển.

– Thân giáo: Đây tức là Thân Giáo Sư, thường chỉ cho vị Thầy mà mình thọ giới, còn gọi là giới Hòa thượng.

– Y chỉ: Tức nương theo mà ở, vị Tỳ kheo khi mới thọ giới phải nương theo vị nầy mà thọ học, vị Thầy này gọi là Y Chỉ Sư.

Tác giả: Thích Thiện Phước
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 11/2016

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường