Trang chủ Chuyên đề Vu Lan – Sống chậm để yêu thương

Vu Lan – Sống chậm để yêu thương

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

“Cha mẹ ân sâu tựa đất trời
Thương con nuôi dạy chẳng đầy vơi
Mở vòng tay lớn vì con trẻ
Hướng dẫn con đi suốt cuộc đời”

Trong cuộc đời này, tình cảm cha mẹ dành cho con cái chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Bởi chữ hiếu vốn có sẵn trong tâm thức, là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người con, từ thưở còn ấu thơ nhưng… sau 20, 30 năm… tình thương ấy có khi nhạt dần, có khi nằm bất động dưới tận đáy sâu tâm hồn, bị che lấp dưới lớp trầm tích của sự vô tâm hay đơn giản là bị cuốn trôi theo dòng đời hối hả? Những lời yêu thương, sự quan tâm đến cha mẹ dần trở nên ngại ngùng, thưa dần… rồi biến mất.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 7.2017 Vu lan song cham de yeu thuong 1

Hãy thử nhìn lại xem, hàng ngày chúng ta đang mải mê lao đầu vào công việc, quanh năm suốt tháng cắm mặt vào chiếc điện thoại hay màn hình máy tính. Sự vô cảm, lạnh lùng, đắm chìm trong những thứ công nghệ vô tri. Luôn tự nhủ với bản thân rằng, thời gian vẫn còn dài, đợi đến khi kiếm được nhiều tiền thì báo hiếu mẹ cha vẫn chưa muộn? Nhưng cuộc đời đâu như ta mong ước, có những khoảnh khắc chỉ xuất hiện trong phút chốc và cha mẹ cũng có thể bất chợt rời xa ta mãi mãi…

Có những lúc, không có lần sau, cũng không có cơ hội bắt đầu trở lại

Có những lúc, bỏ lỡ hiện tại, vĩnh viễn không còn cơ hội về sau

Đã bao giờ chúng ta tự hỏi chính mình và sống chậm lại, nhận ra mái tóc xanh của mẹ ngày nào giờ đã pha sương điểm bạc. Trên trán cha giờ hằn sâu những nếp nhăn chẳng thể xóa mờ. Đôi mắt mẹ chẳng còn tinh nhanh mà ẩn sâu trong đó là thăm thẳm những nỗi sầu thăng trầm thế cuộc. Dáng hình vững chãi ngày nào giờ gầy gò như bóng hạc chiều thu. Tất cả nhựa sống cha mẹ đã trút hết cho con, để qua từng ngày, cha mẹ giờ héo hon như cây khô giữa gió nội mưa ngàn.

Cuộc sống hiện đại, gấp gáp cuốn con người trôi đi cùng công việc, bè bạn, những mối quan hệ xã hội. Chúng ta quên đi những giây phút ấm áp bên cha mẹ, quên đi những bữa cơm gia đình đạm bạc nhưng chan chứa nghĩa tình. Cuộc sống cứ thế cuốn con người xa rời mái ấm của mình. Có hàng ngàn lý do để biện minh cho sự xa cách đó, nhưng không có lý do nào để biến sự xa cách đó trở thành mãi mãi một khi chúng ta trở về trong tình thương yêu của cha, mẹ.

Bởi đối với chúng ta, cha mẹ đâu chỉ có công, có nghĩa, có tình yêu không cần đáp trả. Cha mẹ còn có nỗi lòng, những dằn vặt, những trăn trở khác nhau trong từng giai đoạn của một kiếp người. Có đáng để tìm hiểu không người ơi? Có đáng để chúng ta lội ngược dòng đời hối hả? Để yêu thương, để đón nhận tình yêu thương đúng cách.

Thế hệ ông bà, cha mẹ cũng như những rễ cây vậy. Bạn không thể nhìn thấy rễ cây, nhưng bạn biết rằng gốc rễ vẫn luôn hiện hữu ở đó, là nguồn gốc của nhựa sống, là nơi khởi đầu của những chiếc lá non. Cha mẹ chính là nguồn mạch yêu thương và hơn hết thảy, nó là một thứ tình yêu bất diệt. Vì vậy, đừng thờ ơ, hờ hững với tình yêu bất biến ấy mà hãy trân trọng nó, với tất cả lòng biết ơn mình có thể trao đi.

Từng ngọn gió heo may khe khẽ lướt qua từng nhành cây, ngọn cỏ. Cánh sen hồng khoe sắc trong ánh nắng mùa thu. Đó cũng là lúc nhân loại chuẩn bị đón một mùa Vu Lan. Mùa Hiếu hạnh lại về trong tiết trời dịu nhẹ.

Có lẽ đức Phật cũng là một người con nên hơn ai hết, Người thấu hiểu được tâm tư, nỗi lòng của con cái đối với song thân của mình, vẫn luôn nồng ấm nhưng khó giãi bày. Bởi vậy nên có tích truyện của Ngài Mục Kiền Liên Tôn giả thực hiện đại hiếu cứu mẹ thoát vòng luân hồi, khổ nạn để nghĩ ra ngày Vu Lan. Truyền thuyết đấy mà rất là thực tế, Vu Lan, nói cách khác chính là dịp để chúng ta sống chậm lại, là cơ hội quý báu để mỗi người con, đặc biệt là giới trẻ, báo đáp một phần công ơn trời biển mà cha mẹ đã dành cho con, cho cuộc đời của con là dịp để nhắc nhở, khơi dậy tinh thần cao quý của đức tri ân, lòng hiếu nghĩa đối với đấng sinh thành.

Chúng ta không được nhầm lẫn một năm 365 ngày, chỉ có ngày Rằm tháng Bảy mới là ngày báo hiếu. Báo hiếu không phải đợi đến ngày này mới vào chùa cầu an cho cha mẹ, mà báo hiếu mẹ cha phải được thực hiện ở mọi nơi mọi lúc, đâu chỉ một ngày mà cả một đời người cũng không đủ đáp đền công ơn sâu nặng ấy. Sự tri ân đối với đấng sinh thành phải được thể hiện bằng những hành động thiết thực như quan tâm, chăm sóc mẹ cha,… chứ không phải thể hiện bằng những lời nói suông hay vài ba câu nhớ thương trên mạng xã hội.

Nếu như cuộc sống quá khó khăn, bận rộn thì chỉ mong các bạn trẻ hãy dành trọn một ngày Rằm tháng Bảy Vu Lan để về thăm cha mẹ đang mòn mỏi ngóng trông ta. Nếu như quá khó khăn khi thể hiện tình yêu thương, biết ơn cha mẹ bằng lời nói, thì chỉ cần một cái nắm tay thật chặt, ánh mắt yêu thương, đong đầy tình cảm; một cái ôm bất ngờ dẫu có chút ngượng ngùng… nhưng chỉ bấy nhiêu đó thôi, cũng đủ để cha mẹ cảm nhận được tình cảm chân thành của bạn. Những hành động tưởng chừng như giản đơn và trẻ con ấy, cũng đủ để sưởi ấm trái tim của mẹ cha – những người bao lâu nay đã phải sống trong nỗi cô đơn héo mòn.

Một mùa Vu Lan nữa lại về, nếu còn cơ hội, mỗi người con chúng ta hãy nói ra những lời yêu thương tận đấy lòng mình với cha mẹ. Bởi đó sẽ là món quà quý giá nhất cho mùa Vu Lan, khi những giọt nước mắt hạnh phúc của đấng sinh thành tuôn rơi vào khoảnh khắc đón nhận những lời thương yêu từ đứa con yêu dấu của mình. Với những người con đã trót phạm lỗi, hãy mau mau sám hối và cầu xin sự tha thứ của mẹ cha. Đừng để khi khuất xa một lớp đất, chúng ta lại phải sống với nỗi dằn vặt, ân hận suốt cuộc đời.

Niệm ân cha mẹ, mỗi người hãy tự suy nghĩ và vươn lên cho đạo hiếu mãi trường tồn, tưới tắm những hạt mầm yêu thương làm nảy hoa cho cuộc sống. Cuộc đời vốn là một dòng chảy bất tận, có những thứ qua đi không bao giờ có thể lấy lại được. Hạnh phúc thay cho những ai còn cha còn mẹ trên đời. Nghĩa là khi ấy ta có một vùng trời bình yên.

Tác giả: Kim Tâm
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/2017

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường