Trang chủ Chuyên đề Ứng dụng công nghệ số trong nghiên cứu Phật giáo – Phật học

Ứng dụng công nghệ số trong nghiên cứu Phật giáo – Phật học

Theo quan điểm của nhóm tác giả thì “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi mô hình truyền thống sang mô hình số hoá bằng việc áp dụng các công nghệ số”. Mục tiêu chính của chuyển đổi số là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài lòng công chúng và hơn nữa là tạo được độ phủ không giới hạn về phạm vi lãnh thổ

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Theo quan điểm của nhóm tác giả thì “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi mô hình truyền thống sang mô hình số hoá bằng việc áp dụng các công nghệ số”. Mục tiêu chính của chuyển đổi số là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài lòng công chúng và hơn nữa là tạo được độ phủ không giới hạn về phạm vi lãnh thổ

Cư sỹ Trí Đức & Nguyễn Sơn Đông (Vụ QHQT, Ban Tôn giáo Chính phủ)
HỘI THẢO KHOA HỌC: “30 năm Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội & Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Thành tựu và Định hướng”

Cùng với sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quá trình ứng dụng những thành tựu công nghệ mới của các tổ chức vào việc nghiên cứu khoa học diễn ra mạnh mẽ. Một trong những xu hướng đang được mọi tổ chức triển khai là chuyển đổi số, đây chính là xương sống của mỗi tổ chức đồng thời là nhân tố trọng tâm trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Phân Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội là cơ quan nghiên cứu thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đây là nơi tập hợp các bài viết, bài nghiên cứu liên quan đến Phật giáo của giới trí thức tinh hoa tu sĩ, cư sĩ phật tử đặc biệt là những nhà khoa học của Phật giáo trong nước và quốc tế. Trong 30 năm kể từ ngày thành lập đến nay, những bài viết, kết quả nghiên cứu được đúc kết chuyển thành tri thức thực chứng, ứng dụng trong đời sống tâm linh của Phật tử và nhân dân có khối lượng rất nhiều. Những kết quả nghiên cứu của các học giả gửi tới Phân viện Nghiên cứu Phật học được truyền tải bằng nhiều phương thức qua các kênh truyền thông như tạp chí/báo in, điện tử (internet), truyền hình, phát thanh và mạng xã hội nhưng kết quả chưa được tổng kết và đánh giá nghiêm túc về sự đóng góp vào sự phát triển mới của tri thức Phật giáo ứng dụng vào thực tiễn xã hội.

Hiện tại, với kho dữ liệu về những kết quả nghiên cứu, những bài viết có tính chuyên sâu trong gần 30 năm qua vẫn là tư liệu cứng ở dạng tiềm năng, chưa được chuẩn hóa và đưa vào khai thác phục vụ đời sống tinh thần của Phật tử, nhân dân. Việc tìm kiếm thông tin bài viết và kết quả nghiên cứu rất khó khăn, khi tìm kiếm được tài liệu thì cũng rất khó nhận biết được chất lượng bài viết, do vậy vấn đề đặt ra là Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học cần có giải pháp phân loại thông tin theo chất lượng bài viết và dán nhãn cho từng bài viết giúp công chúng nhận diện ngay khi tiếp cận tư liệu tìm kiếm này.

Nhưng vấn đề đặt ra cho việc này, nếu thực hiện thủ công thì nhân lực và chi phí rất nhiều và tốn kém, dữ liệu bài viết và nghiên cứu nhiều với thực trạng nhân lực và tài lực của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội ở thời điểm này không thể thực thi được theo phương pháp thủ công, mô hình truyền thống.

Ngày này, với những thành tựu công nghệ số việc xử lý những bất cập trên là không khó thông qua việc đầu tư cho hệ thống công nghệ Chuyển đổi số (Digital Transformation).

Digital Transformation

1. Chuyển đổi số là gì?

Không có một định nghĩa chính thức nào cho chuyển đổi số, có nhiều cách hiểu khác nhau về chuyển đổi số, theo Wikipedia thì “Chuyển đổi số là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề”[1]. Theo quan điểm của nhóm tác giả thì “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi mô hình truyền thống sang mô hình số hoá bằng việc áp dụng các công nghệ số”.

Mục tiêu chính của chuyển đổi số là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài lòng công chúng và hơn nữa là tạo được độ phủ không giới hạn về phạm vi lãnh thổ khi công chúng có mong mốn tiếp cận nguồn dự liệu nghiên cứu, bài viết từ kho dữ liệu số được Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tạo ra.

Xu hướng chuyển đổi số đã hình thành từ lâu, nhưng trong bối cảnh Covid-19, dưới những thay đổi mang tính bắt buộc như dãn cách xã hội hay xu hướng làm việc tại nhà, nhiều doanh nghiệp đang buộc phải tìm đến các giải pháp chuyển đổi số để duy trì hoạt động của mình. Để thúc đẩy ‘Chuyển đổi số’, các quốc gia trên thế giới đang đổi mới chương trình giáo dục đào tạo nhằm tăng cường phổ cập kỹ năng số cho người dân. Một xã hội với người dân đều có kỹ năng số cơ bản sẽ là điều kiện bảo đảm để ‘Chuyển đổi số’ nhanh chóng, hiệu quả. Bài toán được đặt ra lúc này không chỉ còn là việc chuyển đổi số nữa, mà chuyển đổi số như thế nào để tồn tại.

2. Chuyển đổi số – Thay đổi nhỏ từ số hóa dữ liệu trong nghiên cứu

Kinh điển và những công trình nghiên cứu, bài viết về Phật giáo có số lượng rất lớn. Như truyền thống thường nói có thể lên đến “84.000 pháp môn” (bài giảng), với số lượng dữ liệu lớn như vậy đủ để làm các Phật tử hoa mắt khi mới học Đạo. Kinh văn Phật giáo truyền miệng hoặc được viết trên giấy mực được chia theo nội dung làm ba loại là Kinh, Luật và Luận. Vậy vấn đề đặt ra là: làm sao có thể phân loại, tình kiếm những số liệu thống kê những điều công chúng quan tâm khi bơi trong kho dữ liệu này?

Với số lượng những nghiên cứu về Phật giáo rất nhiều, để sự không lặp lại và phân loại được dữ liệu nghiên cứu được tường minh, điều này đòi hỏi Viện nghiên cứu cần nghiêm túc suy nghĩ và hành động ngay từ bây giờ nếu không muốn bị các tôn giáo khác bỏ lại xa về công tác nghiên cứu những vấn đề của Phật giáo ứng dụng vào đời sống hiện hữu. Chuyên đổi số phải được thực hiện một cách liên tục, thường xuyên chứ không phải chỉ là một dự án đơn thuần. Sự thật chuyển đổi số chính là việc bắt đầu đi từ những bước đi nhỏ để theo thời gian sẽ đạt được những lợi ích rất lớn và những việc nhỏ như số hoá tài liệu, dữ liệu nghiên cứu, bài viết chuyên sâu trong tổ chức của mình.

Trong tương lai không xa, sẽ không có gì mới lạ khi chúng ta nhìn thấy các nhà nghiên cứu, lập kế hoạch, viết, hiệu đính… và gửi một bài nghiên cứu cho nhà xuất bản, tất cả đều bằng điện thoại di động hoặc máy tính bảng của họ. Trong một số giác quan, các kỹ năng số làm cho nơi làm việc trở thành một nơi tự do và đơn giản hơn bao giờ hết[2]. Rất nhiều công việc bây giờ có thể được thực hiện tại nhà hoặc đang di chuyển. Các kỹ năng như: tìm kiếm, phân loại, phân tích dữ liệu, sử dụng email, soạn thảo văn bản trên điện thoại, máy tính; tổ chức và quản lý tài nguyên của tổ chức trên Cloud hoặc kỹ năng cơ bản khi sử dụng điện thoại thông minh, máy tính… đang được coi là những kỹ năng số cơ bản mà mỗi công dân toàn cầu trong tương lai cần có.

Digital Transformation 2

Thông thường, tại các tổ chức luôn tồn tại nhiều các đầu việc thủ công có tính chất lặp lại gây mất thời gian và giảm hiệu suất làm việc của nhân viên, ngoài ra, việc tiêu tốn lượng giấy lớn cho việc lưu trữ dữ liệu gây tốn kém diện tích, dễ hư hỏng do tác động của ngoại cảnh và việc tra cứu cũng rất khó khăn, tốn nhiều thời gian. Chuyển đổi số sẽ giúp số hoá tài liệu bằng cách chuyển toàn bộ tài liệu bản cứng này sang dạng tài liệu mềm thuận tiện cho việc sàng lọc, tìm kiếm, đánh giá và chia sẻ thông tin, kéo dài tuổi thọ của tài liệu và tiết kiệm không gian lưu trữ.

Việc ứng dụng các phần mềm, giải pháp công nghệ vào quá trình xử lý dữ liệu sẽ giúp các tổ chức đơn giản hoá quá trình xử lý và quản trị cơ sở dữ liệu của tổ chức của mình. Nhanh chóng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thời đại công nghệ 4.0 với tốc độ biến đổi chóng mặt cũng như phục vụ đầy đủ nhu cầu mà công chúng đưa ra và hưởng thụ.

3. Chuyển đổi số tại Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Mỗi tổ chức có cách chuyển đổi số hơi khác nhau, tuy nhiên chúng đều tuân theo một lộ trình tương tự từ lập kế hoạch, thực hiện đến phân tích.

Theo nhóm tác giả, để Viện Nghiên cứu Phật học chuyển đổi số thành công thì việc trước tiên phải hình thành tư duy số trong từng nhân sự đang làm việc tại Viện.

– Thành lập tiểu Ban nghiên cứu về chuyển đổi số;

– Xây dựng kế hoạch chuyển đổi số chi tiết và truyền thông tới từng thành viên trong Viện nghiên cứu về sự cần thiết của sự thay đổi này;

– Đào tạo lại nhân sự làm chủ công nghệ số;

– Thay đổi nhỏ từ số hóa dữ liệu thường ngày;

– Xã hội hóa chi phí dùng cho việc chuyển đổi số và phương thức thu phí từ nguồn dữ liệu nghiên cứu chất lượng;

chuyen doi so 01

Ngay tại thời điềm này, các chuyên gia của Việt Nam và Thế giới đã có những nhận định chuyển đổi số trong sự lan toả của cách mạng công nghiệp 4.0 không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu để các tổ chức có thể thực sự đứng vững trước thời cuộc của việc cạnh tranh sự ảnh hưởng của mình tời công chúng, hoặc tạo ra một cộng đồng trung thành với tổ chức[3]./.

Cư sỹ Trí Đức & Nguyễn Sơn Đông (Vụ QHQT, Ban Tôn giáo Chính phủ)
HỘI THẢO KHOA HỌC: “30 năm Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội & Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Thành tựu và Định hướng”

***

NGUỒN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n_%C4%91%E1%BB%95i_s%E1%BB%91#Chuy%E1%BB%83n_%C4%91%E1%BB%95i_s%E1%BB%91_(Digital_transformation)
2.https://izisolution.vn/chuyen-doi-so-thay-doi-nho-loi-ich-lon-danh-cho-doanh-nghiep/
3.https://viettimes.vn/cam-nang-chuyen-doi-so-doanh-nghiep-can-chuan-bi-nhung-gi-de-tien-len-phia-truoc-383015.html
4.https://dientungaynay.vn/goc-nhin-chuyen-gia/cac-yeu-to-co-ban-cua chuyen-doi-so

Chú thích:
[1]https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n_%C4%91%E1%BB%95i_s%E1%BB%91#Chuy%E1%BB%83n_%C4%91%E1%BB%95i_s%E1%BB%91_(Digital_transformation)
[2]https://dientungaynay.vn/goc-nhin-chuyen-gia/cac-yeu-to-co-ban-cua-chuyen-doi-so
[3]https://viettimes.vn/cam-nang-chuyen-doi-so-doanh-nghiep-can-chuan-bi-nhung-gi-de-tien-len-phia-truoc-383015.html

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường