Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Tư tưởng căn bản của Mật Pháp Độ Vong Kinh – Mật Tông

Tư tưởng căn bản của Mật Pháp Độ Vong Kinh – Mật Tông

Phàm một pháp giới chân thực được hình thành từ lúc lưỡng nghi âm-dương chưa tỏa sáng với bản thể của nó điềm nhiên thanh tịnh nên không thể không có pháp phật đạo vô sinh vô diệt. Ánh sáng kỳ diệu đó tàng ẩn trong biển mờ tối thì làm sao có thể dựa vào chính pháp để phân biệt. Lúc tâm bất giác chợt tỉnh ngộ thấy thân phận nhỏ bé của mình lạc cõi hồng trần rồi tự lập thể tướng đồng thời phân định ranh giới phân biệt đã khiến cho cảnh giới của lục đạo luân hồi hình thành.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Phàm một pháp giới chân thực được hình thành từ lúc lưỡng nghi âm-dương chưa tỏa sáng với bản thể của nó điềm nhiên thanh tịnh nên không thể không có pháp phật đạo vô sinh vô diệt. Ánh sáng kỳ diệu đó tàng ẩn trong biển mờ tối thì làm sao có thể dựa vào chính pháp để phân biệt. Lúc tâm bất giác chợt tỉnh ngộ thấy thân phận nhỏ bé của mình lạc cõi hồng trần rồi tự lập thể tướng đồng thời phân định ranh giới phân biệt đã khiến cho cảnh giới của lục đạo luân hồi hình thành.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 5.2016 Tu tuong can ban cua Mat phap do vong kinh Mat tong 1

Do vì nguyên lý nhân quả kéo dài liên miên, phô bày thiện ác tất cái lý Âm-Dương cũng có Số đồng thời cái Lý của sự sinh diệt có bao giờ thôi. Chính vạn tượng của tạo hóa tự nhiên đã tạo ra mần sống của bốn loài (Thai-Noãn-Thấp-Hóa sinh), tam giới thác tạp hỗn loạn (Dục giới-Sắc giới và Vô Sắc giới), bảy cõi tình sở hướng mê đồ (Địa ngục-Ngã quỷ-Súc sinh-cõi Trời-cõi Người-cõi A Tu La- cõi Tiên). Kể từ đó mọi sự thị phi, yêu ghét khiến ta và người có oán thù có thương yêu. Khi ta đánh mất đi khái niệm về sự bình đẳng ta cũng sẽ đánh mất đi cõi tâm thanh tĩnh, biển nghiệp chướng trào dâng cuồn cuộn, hình-tướng lưu truyền mãi không thôi, đêm tối nhu nhược làm mờ mắt vậy ta biết dựa vào đâu để có sự giải thoát.

Chỉ có đức Phật Thích Ca của ta, tự thân đắc chính đẳng giác, đại từ đại bi, cứu đời cứu người nên vì một nhân duyên đại sự nên ngài mới xuất hiện ở thế gian. Sự hiện thân của ngài với sắc tướng trang nghiêm, giáo hóa của ngài thuận lòng với thế sự, thấy nhân tình thế gian có kẻ hay người dở nên ngài mới đặt ra phép học đạo có đốn ngộ và tiệm ngộ. Hết thảy cõi hữu tình trong đời này đều đồng quy về chính giác, từ sơ khai đến trưởng thành rồi mất đi đều đắc thiện, phương tiện thành tựu có rất nhiều môn loại đâu có gì trở ngại. Có Hiển Tông có Mật Tông quy về cõi huyền đạo đồng quy theo một một đường. Tuy nhiên quá trình xoay ngược vọng tưởng để quy về chân thực, chuyển nhận thức thành trí tuệ rốt cuộc là để giải thoát sinh tử, xa lìa khổ đau gặt hái hạnh phúc, cầu giải thoát sự mê lầm của Âm giới cách trở, không đánh mất đi bản tính chân như thì chỉ có ở pháp môn cứu độ trong Âm giới của Mật Tông-Tây Tạng. Vậy đường đi ở ngay dưới chân mình vậy ta lại còn hỏi tìm đường làm gì? Tiếng Phạn thuật ngữ Pudgala tức đại ý là đại chúng có nhiều đam mê ham muốn vậy trong Âm giới do những hứng thú đam mê ấy mà linh hồn lại sa nơi chốn đó, một khoảng khắc sinh ý chấp mê ảo có tình cũng có sáu loại tình hứng thú riêng biệt (Địa ngục-Ngã quỷ-Súc sinh-Nhân gian-A Tu La-cõi Thiên). Dựa vào Phật pháp Mật Tông mà nói thì con đường thành tựu đạo Bồ Đề có ba dạng: Dạng cao nhất là đắc chứng giác ngộ ngay lập tức, dạng trung bình là khi thân xác mất đi mới đắc chứng giác, còn dạng thấp là phải tự tìm đường thành tựu trong Âm giới. Trong Phật pháp có rất nhiều phương tiện nên các vị thượng sư đạt tới giác ngộ đã biết tùy người rồi tạo tác phương tiện để giao phó sự tu trì tương xứng rồi đặt ra những pháp môn chuẩn trị. Dựa vào lời dạy của các bậc thượng sư về quá trình Lý giải-Suy ngẫm-Tu trì thì nếu muốn thành công ta quyết không được nhụt chí trên con đường tu tập tự thân thành Phật, tức là cả cuộc đời sống xứng đáng của ta là một thành tựu. Phàm trong mê vọng cõi hữu tình, luân chuyển trong lục đạo luân hồi không ngoài sự tấn thoái theo duyên và thăng trầm theo nghiệp, có cảm tất ứng. Trong bộ luận về phá ngã chấp sở kiến và sở cảm đã dẫn lời đức Phật có lời kệ giảng như sau:

“Trên đời thích hoan hỉ.
Kiếp sau vẫn vui ca.
Hai kiếp chuyên tạo phúc
Thấy nghiệp mình thanh tịnh.
Thấy nghiệp báo đời nay.
Hồi ứng chịu đời sau
Thân tan tùy theo nghiệp
Quy hồi cõi trung Âm. ”
Lại có lời kệ sau:
“Hai loại nghiệp thiện-ác.
Là nghiệp người thế gian.
Nghiệp ấy là vật gì.
Buộc ta phải theo nó.
Âm bạo là nghiệp ác,
Âm nhu là nghiệp lành.
Tự thân tạo hai nghiệp,
Thân bước theo nghiệp rời.
Lại có câu kệ.
“Giữ căn theo đường thiện,
lánh xa đường ác đạo.
Vứt bỏ đi thân xác,
Làm người trời cũng đủ.”

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 5.2016 Tu tuong can ban cua Mat phap do vong kinh Mat tong 2

Những lời kệ ở trên đều chỉ muốn người trong thế gian phải biết sống theo điều thiện và lánh xa điều ác để kiếp sau có quả phúc an lạc. Lại có câu kệ sau:

“Đường ấy là giải thoát.
Vượt qua bùn mê đục.
Dẫu khôn cũng khó lường,
đạt an vui thanh tịnh.”

Lời kệ này muốn dạy người trong nhân thế phải biết siêu thoát phàm trần và gia nhập vào thánh đạo. Sự giải thoát chính xác phải là con đường trí tuệ Bát Nhã và sự an lạc thanh tịnh chính là ao Niết Bàn. Kẻ phàm phu trầm mê trong sinh tử, xa rời chính giác để gần gũi bụi trần nên họ đã xa rời con đường trí tuệ Bát Nhã. Nếu ta muốn lại gần con đường đó thì liệu còn cảnh giới nhân ngã nữa không?

Vứt bỏ lối sống xa hoa để có một hành xử giản tiện, cảm nhận cõi hư không cũng khó bù cõi tâm tổn thất, tích đầy trí khôn cũng không bằng bản tâm giác ngộ. Một khi tâm thức đã đạt tới bản gốc hẳn bản thể ấy cũng tự biết quy về, chuyển thần thức thành trí tuệ siêu việt, biến tính linh thành cõi quang minh hẳn khi ấy cõi sinh tử sẽ hóa thành cõi Niết Bàn, sự phiền não đau khổ sẽ thành đạo Bồ Đề, sao ta cứ phải đợi đến lúc hóa thành hồn ma lang thang trong Âm giới thì ta mới giác ngộ? Đức Khổng Tử ngày xưa đã có câu: “Được nghe đạo lúc buổi sáng đến chiều dẫu chết cũng được.” Câu nói này thực sự đã chứa đựng hàm ý sâu xa về sự giác ngộ. Tuy nhiên mọi chuyện ở đời chẳng được như vậy một khi con người ta chưa hiểu bản tính hẳn ý thức về nghiệp chướng khó nắm giữ nên ta khó thoát khỏi sự mê cảm nghiệp chướng tích dần theo năm tháng. Một khi Diêm Vương đến gõ cửa tất ta sẽ lại gặp cảnh hoảng loạn điên đảo lúc lâm chung. Chính cảnh giới mê cảm trói buộc lôi ta đi rồi tùy theo tội phúc của ta ra sao để chịu quả báo. Khi hồn phách ta vào đến Âm giới ta sẽ bị hôn mê trong bóng tối u ám với lỗi lo sợ chẳng lúc nào yên, cảnh giới đau khổ ấy của ta rất khó diễn tả bằng lời. Khi ấy nếu ta không quên niệm chú thì sau đúng 49 ngày các cảnh hình của hồn phách ta được nối tiếp và chất của hồn phách ta sẽ chỉ bằng hồn phách một em bé sơ sinh. Việc siêu độ vong hồn ở Việt Nam hay một số quốc gia khác nếu như có các dạng pháp thuật đề cập tới giới luật ở Âm giới thì cũng không thể so sánh với phép độ vong của Mật Tông-Tây Tạng cho dù nó cũng miễn cưỡng phối hợp với Âm vong trong vòng 49 ngày. Việc siêu độ cho Âm vong của Mật Tông-Tây Tạng có rất nhiều sự chỉ dẫn, vô số điều cẩn giới, lý chuyên Bát Nhã, hành sự tận hết quả nghiệp, pháp thuật hay với hàm ý sâu xa cho nên ích lợi của sự tồn vong được hoàn tất mỹ mãn.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 5.2016 Tu tuong can ban cua Mat phap do vong kinh Mat tong 3

Các vị Lạt Ma khi nghiên cứu sâu xa về vấn đề độ vong tất sẽ chuyển sự quán tưởng tới các bí pháp của Mật Tông-Tây Tạng. Nếu họ làm được như vậy thì đó mới là bậc thềm để có thể quán thông bí pháp một cách rộng rãi đồng thời cởi bỏ hàng rào kiến thức mông muội của chính mình. Ta đâu chỉ dùng bí pháp của Mật Tông chỉ để giải thoát khỏi Âm giới mà ta còn phải hiểu hàm ý sâu xa của các bậc thánh nhân không nhằm chỉ có vậy. Kinh Viên Giác của đức Thế Tôn có câu: “Thân diệt tâm diệt, Tâm diệt trần mất. Trần mất tự diệt, ảo diệt diệt thực, chẳng ảo chẳng diệt.” Đây chính là cõi đạo bất diệt ẩn dấu trong lời kệ, tuyệt mọi sự thị phi, hồn phách tự tại, không phân biệt đối xử và đó cũng chính là con đường tốt nhất để ta tự an thân lập mệnh. Kinh xưa có câu: “Con đường học vấn là tự thân ta, muốn cầu điều gì cũng chỉ nhằm an tâm mà thôi.” Sự tất yếu này lẽ nào chẳng phải là một trật tự của đạo pháp tự nhiên. Vậy xin chắp tay cung kính chư Phật mười phương rồi cung kính cẩn đọc nguyện lời kệ:

“Đạo cõi Âm vong.
Hiển-Mật liên thông.
Băng kết nước tan,
Đâu phải hai dạng.
Thấu ngộ bản nguyên,
tâm ta tự an.
Tùy duyên tự tại,
Thánh-Phàm đồng cư.”

Tác giả: Bùi Đăng Khoa
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 5/2016

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường