Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Tất cả đều là Tâm “心”

Tất cả đều là Tâm “心”

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tại sao cả vật chất và ý thức đều là thế lưu bố tưởng, nghĩa là tập quán, tập khí, thói quen của xã hội. Đây là một vấn đề rất sâu kín khó hiểu mà ngay cả nhà khoa học lừng danh là Einstein cũng không hiểu nổi, không tin nổi, chúng ta sẽ đề cập đến ở đoạn dưới.

Tại sao có vũ trụ?

Rất nhiều người, kể cả một số đông các nhà khoa học, đều cho rằng vũ trụ là khách quan, là tự nhiên có sẵn. Đó là một vũ trụ vật chất có sẵn và nó biến hóa, thay đổi, để rồi hình thành nên thế giới của con người chúng ta ngày nay. Đó là lý thuyết của những người theo chủ nghĩa duy vật khách quan mà tiêu biểu là Karl Marx. Luận điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật là “vật chất tồn tại độc lập và nằm ngoài ý thức”. Marx nói: “It is not the consciousness of men that determines their existence, but, on the contrary, their social existence that determines their consciousness.” (Marx, in the Preface to A Contribution to the Critique of Political Economy.) “Không phải ý thức của con người xác định sự tồn tại của họ, mà trái lại, sự tồn tại xã hội của họ xác định ý thức của họ”.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 9.2016 Tat ca deu la Tam 1

Ý của câu này muốn nói là: Ý thức của con người là sản phẩm xã hội. Nhưng ông hoàn toàn không ngờ rằng cái thân tứ đại của ông, cái nhà ông ở, cái xe ông đi, tất cả ngoại cảnh mà ông trông thấy, cũng là sản phẩm xã hội mà Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng (tưởng tượng đã lưu truyền phổ biến trên thế gian). Tại sao cả vật chất và ý thức đều là thế lưu bố tưởng, nghĩa là tập quán, tập khí, thói quen của xã hội. Đây là một vấn đề rất sâu kín khó hiểu mà ngay cả nhà khoa học lừng danh là Einstein cũng không hiểu nổi, không tin nổi, chúng ta sẽ đề cập đến ở đoạn dưới.

Ở chỗ khác Marx nói: “At a certain stage we get the development of a central nervous system and a brain”. (Đến một giai đoạn, chúng ta có sự phát triển của hệ thống thần kinh và bộ não). Ý muốn nói bộ não của con người là sự tiến hóa dần dần của vật chất theo lý thuyết của Darwin. Thuyết sinh vật tiến hóa của Darwin đã thống trị tư tưởng khoa học của nhân loại từ lúc nó ra đời cho đến 5 thập kỷ đầu của thế kỷ 20. Nhưng sau đó thuyết này đã bắt đầu bị phản bác. Sang đến thế kỷ 21 thì những nhà khoa học chân chính, có hiểu biết sâu sắc, hầu như chẳng còn mấy ai tin tưởng ở thuyết tiến hóa, bởi vì có quá nhiều chứng cứ, từ khảo cổ học, sinh trắc học (DNA) cho đến toán học đều phản bác thuyết tiến hóa. Người ta nghiên cứu thấy xác suất để các chất vô cơ ngẫu nhiên biến thành chất sống, gần như bằng 0. Do đó thuyết tiến hóa của Darwin chỉ là một giả thuyết không được kiểm chứng.

Đầu thế kỷ 20, khi cơ học lượng tử phát triển, chủ nghĩa duy vật đã bị lung lay tận gốc rễ mặc dù nó được sự bảo vệ của một nhà khoa học vĩ đại hàng đầu thế giới, đó là Albert Einstein. Mặc dù Einstein rất có cảm tình với Phật giáo, ông từng nói: “If there is any religion that could cope with modern scientifi needs it would be Buddhism” (Nếu có một tôn giáo nào có thể đáp ứng được nhu cầu của khoa học hiện đại, đó có lẽ là Phật giáo). Nhưng Einstein chưa hoàn toàn hiểu được Phật giáo, ông vẫn còn tin tưởng ở một thế giới khách quan nằm ngoài ý thức. Bằng chứng là ông từng nói rằng: “Tôi không tin rằng mặt trăng chỉ tồn tại bởi vì một con chuột nhìn nó?” (“I cannot believe that the Moon exists only because a mouse looks at it ?”), hoặc: “Chẳng lẽ mặt trăng không tồn tại khi không có ai nhìn nó (“the Moon does not exist when nobody looks at it ?”)

Chính với lập trường duy vật khách quan như thế, Einstein tranh cãi quyết liệt với Niels Bohr về việc liệu các đặc trưng của hạt photon hoặc hạt electron luôn luôn tồn tại bất cứ lúc nào (vật tự có đặc trưng) hay các đặc trưng chỉ xuất hiện khi có người quan sát đo đạc (vật không tự có đặc trưng mà đặc trưng chỉ là do con người gán ghép cho vật lúc quan sát và đo đạc).

Einstein có thể chưa biết, hoặc có biết cũng không tin câu nói trong kinh Hoa Nghiêm: “Tâm như họa công sư, họa chủng chủng ngũ ấm. Nhất thiết thế giới trung, vô pháp nhi bất tạo…

Nhất thiết pháp vô tự tính 心 如 工畫師,畫種種五陰. 一切世界 中,無法而不造…一切法無自 性”(Tâm như họa sư khéo tay, vẽ đủ thứ ngũ ấm. Trong tất cả thế giới, không pháp gì mà không tạo ra được…Tất cả các pháp đều không có tự tính). Tất cả các pháp đều không có tự tính, suy ra các hạt cơ bản như photon, electron không tự có đặc trưng, mà các đặc trưng của chúng đều do Tâm của chúng ta gán ghép hay nói cách khác, chúng ta tưởng tượng ra một thế giới ngoại cảnh chứ không phải có sẵn một thế giới khách quan bên ngoài Tâm. Thí nghiệm hai khe hở là một thí nghiệm lừng danh đã bắt đầu được tiến hành từ thế kỷ 19, qua thế kỷ 20 và ngay trong thế kỷ 21, con người vẫn còn tiếp tục tiến hành với các điều kiện thí nghiệm ngày càng tinh vi, chuẩn xác hơn.

Từ thời của Thomas Young (1773-1829) thí nghiệm hai khe hở (double slit experiment) đã được biết đến. Tuy nhiên ông chỉ phát hiện được sự giao thoa ánh sáng, nó chứng tỏ ánh sáng là sóng mà thôi. Cho đến năm 1924, Louis de Broglie phát hiện thêm một tính chất quan trọng của photon (ánh sáng) qua thí nghiệm hai khe hở, đó là ánh sáng vừa là sóng mà cũng có thể vừa là hạt, phát hiện này đem đến cho ông giải Nobel Vật lý năm 1929. Đến năm 1961, Claus Jonsson của đại học Tubingen (Đức) lần đầu tiên tiến hành thí nghiệm hai khe hở với electron, ông có phát hiện quan trọng, chùm tia electron tạo ra giao thoa sóng, nó chứng tỏ rằng hạt electron cũng có thể là sóng. Đây là phát hiện mới mẻ vì từ trước đến nay chưa ai nghĩ rằng electron lại có thể là sóng, mặc dù từ năm 1927 Heisenberg đã đưa ra nguyên lý bất định (principle of uncertainty) nói rằng không thể đồng thời xác định vị trí và động lượng của electron. Sự giao thoa sóng của electron càng được chứng tỏ rõ ràng hơn khi người ta bắn từng hạt electron đơn độc qua hai khe hở năm 1974, thực hiện bởi Giulio Pozzi vàcác đồng sự tại đại học Bologna nước Italy. Việc bắn từng hạt electron nhằm tránh việc các electron chạm nhau gây nhiễu xạ. Họ đã cho các electron đơn độc đi qua một lưỡng lăng kính – một dụng cụ có chức năng giống như một khe đôi – và quan sát thấy sự hình thành của một hệ vân giao thoa sóng. Một thí nghiệm tương tự cũng được thực hiện vào năm 1989 bởi Akira Tonomura và các đồng sự tại phòng nghiên cứu của hãng Hitachi ở Nhật Bản. Thí nghiệm electron đơn độc đầu tiên sử dụng một khe đôi thực sự được báo cáo vào năm 2008 bởi Pozzi và các đồng sự. Đội khoa học gia Italy còn tiến hành thí nghiệm với một khe bị che đi, và đúng như trông đợi, nó không dẫn tới sự hình thành của hệ vân giao thoa hai khe. Đội còn tiến hành một thí nghiệm khác vào năm 2012, trong đó sự tới đích của từng electron đến từ hai khe được ghi lại tuần tự từng hạt một. Năm 2014, Herman Batelaan thuộc trường Đại học Nebraska-Lincoln, cùng với các đồng nghiệp ở đó và tại Viện Vật lý Lý thuyết Perimeter ở Waterloo, Canada, cũng báo cáo cho biết họ vừa tạo ra một thí nghiệm hai khe tuân theo phương pháp luận chính xác của thí nghiệm tưởng tượng Feynman. Video sau đây tổng kết thí nghiệm hai khe hở.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 9.2016 Tat ca deu la Tam 2

Double Slit Experiment – Thí nghiệm Hai Khe Hở – Phụ đề Việt ngữ https://www.youtube.com/ watch?v=65zcksBusxA

Kết quả thí nghiệm cho thấy vật chất (hạt electron) bị tâm của người quan sát làm cho thay đổi. Hạt electron không độc lập đối với ý thức như luận thuyết của Marx.

Ý thức (consciousness) hiểu theo Karl Marx, chỉ là thức thứ sáu của Tâm chứ không phải toàn bộ Tâm. Toàn bộ Tâm bao gồm 8 thức mà Duy thức học Phật giáo đã trình bày rất cụ thể. Chính là Tâm quyết định tất cả những gì chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc, cảm nhận, suy nghĩ, theo một tập quán lâu đời, phổ biến mà Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng.

Năm 1930, sau khi Werner Heisenberg công bố nguyên lý bất định (1927) nhà thơ nổi tiếng người Ấn, Tagore có đến nhà của Einstein ở Đức viếng thăm ông, cũng nhân dịp này, hai người có tranh luận về thực tại.

Cuộc gặp gỡ giữa Tagore và Einstein – VD https:// www. youtube. com/ watch? v= I- Ge- ZNZCnk

Einstein vẫn luôn tin tưởng rằng có một thực tại khách quan, độc lập đối với tâm trí con người nên những phát biểu của Tagore không thuyết phục được ông. Cũng chính vì vậy ông không tin tưởng ở cơ học lượng tử, cho rằng nó thiếu sót, thậm chí là sai lầm. Năm 1935 ông và hai nhà vật lý khác là Podolsky và Rosen đưa ra nghịch lý EPR nhằm phản bác thuyết lượng tử. Sau đó là cuộc tranh luận giữa Einstein và Niels Bohr. Kết quả là giả thuyết EPR và niềm tin về thực tại độc lập khách quan của Einstein đều bị hậu thế, sau khi ông đã qua đời, chứng tỏ là sai lầm.

Mãi tới năm 1982, lúc đó thì cả Einstein và Niels Bohr đều đã qua đời, tại Paris, Alain Aspect mới áp dụng bất đẳng thức của John Bell, chứng tỏ trong một thí nghiệm liên kết lượng tử (quantum entanglement) cho cả thế giới thấy rằng quả thật hạt photon hay electron hoặc các hạt cơ bản nói chung đều không tự có đặc trưng, đúng như kinh Hoa Nghiêm nói.

Tranhluậngiữa Bohrvà Einsteinvềcơhọclượng tử https://www.youtube.com/watch?v=E9RYW5_ TGk0

Niels Bhor từng nói: “Bất kỳ ai nói rằng anh ta có thể nghĩ về vật lý lượng tử mà không bị choáng váng thì điều đó chỉ chứng tỏ rằng anh ta chẳng hiểu gì về ý nghĩa căn bản của vật lý lượng tử”

Khi nghĩ tới vật lý lượng tử thì người ta choáng váng về điều gì? Đó là vật, chẳng hạn hạt photon hay hạt electron, không hề có sẵn đặc trưng mà những đặc trưng đó chỉ là tưởng tượng do người quan sát, đo đạc, gán ghép cho hạt. Einstein (1879-1955) tranh cãi quyết liệt về điều này, nhưng rất tiếc là ông đã qua đời trước năm 1982, nếu ông sống được tới đó, ắt là ông phải choáng váng vì niềm tin về một thế giới vật chất độc lập khách quan của ông đã bị sụp đổ.

Sau cuộc thí nghiệm của Alain Aspect năm 1982, giới khoa học rút ra được những kết luận rất quan trọng:

Một là vật không có thật (non realism) chỉ là tưởng tượng của tâm gán ghép cho một cấu trúc ảo của các hạt cơ bản.

Hai là vật không có vị trí nhất định (non locality) mà có thể hiện diện ở khắp nơi.

Ba là vật không có số lượng (non quantity) không phải là một, cũng không phải là nhiều.

Vũ trụ xuất hiện cách nào?

Ba kết luận này chúng ta thấy rất nhiều trong tin học hiện đại. Một bài báo, một hình ảnh, một bản nhạc, một video, chúng đều là ảo, có thể xuất hiện bất cứ nơi đâu trên thế giới, và không hạn chế số lượng. Cái thế giới đời thường mà chúng ta đang sống, đang cả tin là sự thật 100% cũng chỉ là vật ảo giống như một video nhưng cao cấp hơn. Cái thế giới ấy xuất hiện trong thời-không (space-time) 4 chiều theo nguyên lý toàn ảnh mà nhà vật lý David Bohm đã chỉ ra. Một toàn ảnh ở dạng ẩn chứa, thông tin nằm trong mặt phẳng hai chiều. Khi được phóng hiện, nó trở thành một toàn ảnh ở dạng triển khai, và đó chính là cuộc sống đời thường trong thời-không 4 chiều của chúng ta.

Universe 3 – Nguyên lý Toàn Ảnh – Ảo Ảnh xuất hiện cách nào https://www.youtube.com/ watch?v=Nq1CGLSER_w

Tóm lại toàn ảnh là một dạng thông tin và chính dạng thông tin này hình thành cuộc sống đời thường của chúng ta được tóm tắt qua video sau:

Vạn Pháp Duy Thức https://www.youtube. com/watch?v=kIAyKblFluM

Theo Bohm, vũ trụ, thế giới vật chất mà ta đang thấy xung quanh mình là dạng hình được khai triển (unfolded) từ một thực tại sâu kín hơn. Thực tại sâu kín này là một cái toàn thể bất khả phân, không thể định nghĩa, không thể đo lường. Trong thực tại này, mọi sự đều liên kết chặt chẽ với nhau. Thực tại này không nằm yên mà luôn luôn vận động nên được mệnh danh là “sự vận động toàn thể” (holomovement) và nó là nguồn gốc, là cơ sở của mọi dạng xuất hiện của vật chất và tâm thức.

Muốn hiểu quan niệm thực tại của Bohm, ta cần từ bỏ phép giải tích, từ bỏ cách nhìn vũ trụ hiện nay như ta đang nhìn, xem nó gồm nhiều phần tử đang dàn ra trong không gian thời gian, điều mà Bohm gọi là “thứ bậc dàn trải” (explicate order). Sự thay đổi thứ bậc này trong cách cảm nhận vũ trụ là khó khăn hơn cả sự chuyển đổi tư duy từ vật lý cơ giới qua thuyết tương đối hay qua cơ học lượng tử. Thứ bậc nội tại đòi ta biết cách nhìn “một trong tất cả, tất cả trong một”, một điều rất xa lạ với con người bình thường.

Hãy nêu lên vài ẩn dụ để tới với cách nhìn này: Xem hệ phát sóng truyền thanh truyền hình. Nội dung phong phú của chương trình đã được chứa “ẩn tàng” trong mỗi đơn vị của sóng, lan tỏa trong không gian với vận tốc ánh sáng. Khi gặp máy thu hình thì thứ bậc ẩn tàng đó đã được “bung” ra để thành hình ảnh hay lời nói. Hoặc khi ngắm nhìn vũ trụ, ta thấy vô số vật thể trong không gian vô tận, chúng đại biểu cho sự vận động trong thời gian vô tận. Vô số những quá trình đó được chứa ẩn tàng trong sự vận động của ánh sáng thông qua một khoảng không gian tí hon của con mắt. Và sau đó nó “bung” ra trong óc ta để ta thấy vũ trụ. Trong cơ thể sinh vật, mỗi một tế bào nhỏ nhất cũng chứa DNA, thông tin của toàn bộ cơ thể đó. DNA cũng là một hình ảnh dễ hiểu của quan niệm “một trong tất cả, tất cả trong một”. Thí dụ giản đơn và có tính cơ giới nhất là một thanh nam châm với hai cực nam bắc. Nếu ta cắt thanh nam châm đó làm hai thì lập tức chỗ cắt sẽ sinh ra hai cực nam bắc. Nếu tiếp tục cắt thì ta sẽ có tiếp những thanh nam châm nhỏ hơn nữa. Do đó ta có thể nói mỗi điểm trong thanh nam châm đã chứa “ẩn tàng” hai cực nam bắc. Có cắt thì hai cực đó mới hiện ra, không cắt thì chúng nằm trong dạng “nội tại”.

Như vậy suy ra rằng thế giới ngoại cảnh chỉ là tưởng tượng của con người chứ không có thực. Các phật tử đã hiểu được rõ ràng tại sao Kinh điển Phật giáo và các bậc giác ngộ luôn nói rằng thế gian là huyễn ảo. Kinh Kim Cang nói:

一切有为法 Nhất thiết hữu vi pháp,
Tất cả pháp hữu vi
如梦幻泡影 Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
如露亦如电 Như lộ, diệc như điện,
Như sương, như chớp loé,
应作如是观 Ưng tác như thị quán.
Hãy xem xét như thế.

Pháp hữu vi là gì? Là sản phẩm do chúng sinh làm ra. Cái bàn, cái ghế, cái nhà, cái xe, cái máy vi tính…là do con người làm ra, chúng là sản phẩm được tạo tác nên được gọi là hữu vi. Thế còn vũ trụ, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, sơn hà đại địa, hạt photon, hạt electron, các hạt cơ bản… chẳng lẽ cũng là do chúng sinh làm ra? Đúng vậy, cũng do chúng sinh, do con người tưởng tượng ra, nên vẫn là pháp hữu vi. Kinh điển Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng, tức là tưởng tượng đã được lưu truyền phổ biến trên thế gian. Rõ ràng trong cuộc tranh luận giữa Niels Bohr và Einstein, hạt photon hoặc hạt electron là không có thật, chúng không hề có đặc trưng gì cả, chỉ là do người quan sát đo đạc gán ghép tưởng tượng của mình vào cấu trúc ảo của lượng tử.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 9.2016 Tat ca deu la Tam 3

Einstein không thể hiểu cũng không thể nào chấp nhận được, tại sao thân thể tứ đại của chúng ta, cái nhà chúng ta ở, cái xe chúng ta đi, cái thế giới chúng ta sinh sống, mặt trăng mặt trời, hành tinh, các vì sao,… lại là không có thật, chỉ là tưởng tượng của Tâm. Nhưng đó là một thực tế mà cơ học lượng tử đã chứng minh một cách hoàn toàn khoa học chứ không phải chỉ là lời nói bí hiểm trong kinh sách. Đó cũng chính là lý do để Niels Bohr nói rằng, nếu chúng ta hiểu được cơ học lượng tử thì phải cảm thấy choáng váng bởi vì niềm tin vững chắc từ xưa tới giờ của mình bị sụp đổ tan tành.

Chính vì vật chất chỉ là ảo, không có vị trí nhất định và không có số lượng nên chúng ta mới có những câu chuyện rất khó tin nhưng hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Đó là việc trong Kinh Thánh kể chuyện Chúa Giê Su chỉ với hai con cá và năm ổ bánh mì mà vẫn có thể chia cho 5 ngàn người đàn ông và một số lượng cũng cỡ đó bao gồm đàn bà và trẻ con, cộng chung khoảng 10 ngàn người, ăn no rồi mà vẫn còn dư 12 giỏ bánh.

Đó là việc một nhà đặc dị công năng hiện đại có thể dùng tâm lực làm gãy cái muỗng bằng inox cứng chắc hoặc phát ra khí công vô hình nhưng đủ sức làm gãy đôi viên gạch nung cứng chắc.

Đông Phương Kỳ Nhân Lý Liên Duyên- Việt dịch https://www.youtube.com/watch?v=EdbvFkqNlVI

Đó là việc nhà đặc dị công năng Hầu Hi Quý có thể dùng tâm lực lấy một gói thuốc lá hiệu Đỗ Quyên Hoa ở khoảng cách xa 1600 km trong tích tắc.

Kết luận trong bài này là, vũ trụ xuất hiện là do tâm, đó là động lực và nguồn gốc của tất cả mọi pháp hữu vi trong tam giới. Tâm còn có rất nhiều tên gọi khác như: Phật, Chúa, Thượng Đế, Trời, Đạo…

Các nhà khoa học ngày nay nói vũ trụ là một toàn ảnh khổng lồ (The Universe is a Giant Hologram) hoặc nói Vũ trụ là số (The Universe is Digital) đều cùng một ý tưởng: Vũ trụ, thế giới chỉ là tưởng tượng của tâm, thế giới là duy thức, một sự tưởng tượng rất rõ ràng, rất hiện thực, nhưng thực chất chỉ là huyễn ảo, là cảm giác, là tâm niệm chứ không phải là sự thật tuyệt đối. Thầy Duy Lực cũng đã nói rất rõ ràng:

Phật tử chúng ta nên hiểu Bất nhị của Phật giáo nghĩa là gì. Tôi (ngã, chủ thể) cũng là tâm. Vật (đối tượng, khách thể) cũng là tâm. Không gian cũng là tâm. Thời gian cũng là tâm. Như vậy Bất nhị cũng rất rõ ràng, dễ hiểu, không có gì bí hiểm cả. Bất nhị không phải là một, cũng không phải là nhiều.

Nhân loại cần phải thấu hiểu ý nghĩa câu này trong kinh Hoa Nghiêm thì khi gặp nghịch cảnh họ mới bớt cảm giác đau khổ:

“Tâm như họa công sư, họa chủng chủng ngũ ấm. Nhất thiết thế giới trung, vô pháp nhi bất tạo Nhất thiết pháp vô tự tính 心如工畫師,畫種 種五陰.一切世界中, 無法而不造…一切法無自 性” (Tâm như họa sư khéo tay, vẽ đủ thứ ngũ ấm.

Trong tất cả thế giới, không pháp gì mà không tạo ra được… Tất cả các pháp đều không có tự tính).

Tác giả: Cư sĩ Truyền Bình
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 9/2016

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường