Tâm và Pháp

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tâm là bản thể của vũ trụ vạn vật. Bản thể đó không có hình tướng, nghĩa là vô hình, không phải vật chất, không thể khẳng định là có thật cũng không thể phủ định là không có. Vì vậy long Thọ bồ Tát nói: Tâm như hư không vô sở hữu (Tâm giống như hư không, không có thật).

Tâm là gì?

Tâm trong Phật pháp có nghĩa là A Lại Da Thức (Alaya). Alaya là thức thứ 8 trong bát thức đồng thời cũng bao trùm toàn bộ các thức. Thành phần cơ cấu của bát thức là 18 giới (lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, não bộ; lục trần tức đối tượng của lục căn: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; và lục thức: thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm giác tiếp xúc thân thể hay thân thức, ý thức). Alaya là tổng hợp tất cả dữ liệu của tất cả chúng sinh. Để so sánh với tin học, chúng ta tạm xem Alaya là Internet.
Thức thứ bảy Mạt-na thức (Manas) cũng bao gồm 18 giới nhưng chỉ giới hạn của một chúng sinh, một cá thể, do đó dữ liệu của Manas rất nhỏ so với Alaya. Chúng ta so sánh Manas với ổ đĩa cứng (hard disk) trong computer.

Thức thứ sáu là Ý thức. Ý thức thống lĩnh và điều hành 18 giới nhưng dữ liệu của của 18 giới còn trung tính (Phật pháp gọi là vô ký). Chỉ sau khi qua bộ não đối chiếu, so sánh, nhận biết, dữ liệu đó mới được phân biệt và có đặc trưng, đặc điểm riêng. Dữ liệu sau khi được bộ não xử lý thì mang theo tập khí của Manas nghĩa là Manas đã gán thói quen nhận thức của mình vào dữ liệu. Manas chính là thức chấp ngã của mỗi chúng sinh, đôi khi còn được Phật giáo gọi là Ý. Như vậy Ý (thức thứ 7) là Mạt-na thức tức là thức chấp ngã. Còn Ý thức (thức thứ 6) chỉ là cơ chế hoạt động của bộ não từ đó mới phát sinh Ý hay Manas. Chúng ta thường hay lẫn lộn giữa Ý và Ý thức, tức lẫn lộn giữa thức thứ 7 và thức thứ 6. Ý căn là bộ não. Ý thức là cơ chế hoạt động của bộ não. Ý hay Manas mới chính là thức chấp ngã của mỗi chúng sinh. Chúng ta so sánh Ý thức với bộ nhớ Ram của computer.

Tiền ngũ thức là 5 thức công cụ, cơ bản, là thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm giác tiếp xúc thân thể hay thân thức. Trong tiền ngũ thức, thức thứ 5 có liên quan tới sex, nó là kết quả ái dục của nam nữ và có chức năng lưu truyền nòi giống và cũng là một phần không nhỏ trong đời sống của con người.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2017 Tam va Phap 1

Pháp là gì?

Phần trên đã trình bày cấu trúc của tâm bao gồm tám thức, bản chất của tâm là thông tin, không phải là vật chất, tâm là một dạng sóng vô hình phi vật chất mặc dù trong cấu trúc của tâm, lục căn, lục trần có vẻ là vật chất nhưng thật ra tâm không phải là vật chất.

Biểu hiện của tâm là pháp. Pháp có hai loại hình tướng cơ bản. Loại thứ nhất là vật chất (kinh điển Phật giáo gọi là sắc). Loại hình tướng thứ hai là tinh thần, không phải là vật chất. Trong Phật giáo, pháp có ý nghĩa rất rộng, tất cả mọi biểu hiện dù là tinh thần vô hình, tưởng tượng, hay vật chất có hình tướng rõ ràng, cụ thể, đều gọi chung là pháp.

Kinh điển Phật giáo có đề cập đến ngũ uẩn 五蘊 hay còn gọi là ngũ ấm 五 陰 . Trong ngũ uẩn chỉ có sắc là vật chất, còn thọ (cảm giác) tưởng (tưởng tượng), hành (vận động, chuyển động, hoạt động), thức (phân biệt, nhận thức, tư duy) đều không phải là vật chất. Sắc tuy có một phần là vật chất nhưng không phải toàn bộ là vật chất, có những pháp có hình tướng, màu sắc rõ ràng nhưng cũng không phải là vật chất, chẳng hạn toàn bộ những thứ chúng ta thấy và nghe trên màn hình vi tính, đều có hình tướng rõ ràng như: chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video, chúng cũng là sắc nhưng chỉ là ảo không phải là vật chất.

Vật chất có hai hình thái cơ bản:

– Hình thái vật chất có dạng hạt. Vật lý học hiện đại tổng kết Mô hình chuẩn của vật lý hạt (Standard Model of Particle Physics) gồm có 18 hạt cơ bản: 6 leptons, 6 quarks, 1 higg và 5 forces (photon, gluon, Z boson, W boson, graviton).

Trong sơ đồ trên chỉ mới liệt kê 17 hạt, thiếu hạt graviton (tương tác hấp dẫn) bởi vì hạt này mới được khám phá trong năm 2016 do khám phá được sóng hấp dẫn, nhưng chưa kịp đưa vào mô hình.

– Hình thái năng lượng có dạng sóng, phần tử nhỏ nhất của năng lượng gọi là lượng tử (quantum) là một đại lượng trừu tượng bởi vì không thể xác định hình tướng của nó ra sao, nó hiện hữu một cách vô hình. Thậm chí lượng tử có biểu hiện trái ngược với những cảm nhận thông thường. Ví dụ:

– Thông thường chúng ta có cảm nhận về không gian và thời gian. Thời-không (space- times) là một đại lượng nền tảng trong cấu trúc vũ trụ. Nhưng lượng tử thì không có thời-không, biểu hiện rõ ràng trong hiện tượng liên kết lượng tử (quantum entanglement). Một hạt photon hoặc một hạt electron có thể xuất hiện đồng thời ở hai hoặc nhiều vị trí khác nhau trong không gian. Nó chứng tỏ rằng khoảng cách không gian là không có thật. Không gian là không có thật cũng có nghĩa là thời gian không có thật. Cũng tức là thời-không không có thật (unreal space-times).

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2017 Tam va Phap 2

– Thông thường chúng ta có cảm nhận về số lượng nhiều hay ít, một hay nhiều. Đó chỉ là cảm giác mà thôi. Nếu một hạt photon hoặc electron có thể xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau. Điều đó chứng tỏ số lượng chỉ là ảo, không phải thật. Số lượng là không có thật (non quantity). Thí nghiệm của Maria Chekhova làm cho một hạt photon xuất hiện đồng thời ở 100.000 vị trí khác nhau là một minh chứng.

– Thông thường chúng ta có cảm nhận một vật, ví dụ cái bàn, cái nhà, chiếc xe…có vị trí nhất định. Đó cũng chỉ là cảm giác. Lượng tử, một hạt photon hoặc một hạt electron không có vị trí nhất định (non locality). Tính chất này trong kinh điển Phật giáo gọi là vô sở trụ, vật là vô sở trụ cũng có nghĩa là vật chỉ là ảo, vật không có thật (non realism). Như vậy cái bàn hay chiếc xe cũng không có vị trí nhất định. Hầu Hi Quý đã dùng ý niệm di chuyển cái bàn mạ vàng của tỷ phú Li Kashing từ nhà đến văn phòng làm việc của ông.

Sự kiện “Di chuyển vượt không gian từ Chascomus đến Mexico” (Teleportation from Chascomus to Mexico) của cặp vợ chồng Tiến sĩ Dahl Gaylard ở Argentina vào năm 1968 được đăng tải trên Wikimedia và các tờ báo của Argentina, cho thấy vật không có vị trí nhất định.

Vào tối ngày 1/6/1968, hai chiếc xe Limousine ở ngoại ô Buenos Aires, Argentina đang phi nước đại về phía trước, hai chiếc xe này được điều khiển bởi vợ chồng Tiến sĩ Luật ông Dahl Gaylard và hai người bạn thân trong chuyến đi thăm một người bạn khác. Họ đồng khởi hành từ phía Nam thành phố Buenos Aires. Khi sắp tiếp cận ngoại ô thành phố, chiếc xe của Tiến sĩ Gaylard đột nhiên biến mất. Hai người bạn đi trên chiếc xe Limousine phía trước nhìn qua gương chiếu hậu không thấy đã dừng và thậm chí quay trở lại tìm kiếm vợ chồng ông Gaylard nhưng vẫn không thấy. Đây là một con đường thẳng không có ngã rẽ, trên đường không có một chiếc xe hay mảnh vỡ nào.

Ngày hôm sau, họ gọi cho người thân và bạn bè trợ giúp tìm kiếm các khu vực xung quanh nhưng vẫn không thấy tăm hơi của hai vợ chồng Tiến sỹ Gaylard. Hai ngày sau (3/6/1968), họ nhận được cuộc gọi điện thoại từ lãnh sự quán Argentina tại Mexico. Điện thoại cho biết: “Có một cặp đôi tự xưng là vợ chồng Tiến sĩ Luật Gaylard đang ở chỗ chúng tôi. Bạn có biết họ không?”

Hóa ra cặp vợ chồng Tiến sĩ Luật Gaylard đang ở thành phố Mexico. Họ đã biến mất khỏi ngoại ô thành phố Chascomus ở Argentina và xuất hiện ở nơi này, khoảng cách từ hai địa điểm lên tới 6.000 km. Kỳ lạ hơn nữa là ngay cả chiếc xe của cặp vợ chồng tiến sĩ cũng xuất hiện tại lãnh sự quán Argentina tại Mexico. Trưởng lãnh sự quán ở đó xác nhận, vào ngày 3/6 vợ chồng tiến sĩ Gaylard quả thực đã ở đó.

Tiến sĩ Gaylard kể lại, khi họ lái xe rời khỏi thành phố Chascomus, vào khoảng 12h10 đêm, phía trước xe bất ngờ xuất hiện một màn sương trắng. Họ lập tức phanh gấp và nhanh chóng rơi vào trạng thái mất hết tri giác. Khi tỉnh giấc thì trời đã sáng, cảnh tượng bên ngoài cửa sổ xe không giống chút nào so với vùng đồng bằng ở Argentina. Sau khi xuống xe và tìm hiểu, họ thấy mình đang ở Mexico. Hai vợ chồng cảm thấy vô cùng kinh ngạc, liền hỏi đường tới lãnh sự quán Argentina để xin giúp đỡ. Vào thời điểm đó, họ phát hiện chiếc đồng hồ đeo tay đã dừng lại đúng vào thời khắc họ ở Argentina lúc 12: 10 ngày 3/6”.

Về hiện tượng này, các nhà khoa học như Stephen Hawking cứ giải thích một cách lầm lạc bằng lý thuyết lỗ sâu đục (wormhole theory):

Mà không chịu thừa nhận một thực tế đơn giản hơn nhiều là khoảng cách không gian không có thật. Đó chính là thái độ chấp thật mà cả Einstein và Hawking đều mắc phải.

Tóm lại pháp là biểu hiện của tâm, pháp có hai hình thái: vật chất và tinh thần, nhưng dù là hình thái nào, pháp chỉ là ảo, không có thật, pháp chỉ là tưởng tượng của tâm, nhưng không phải chỉ là tưởng tượng suông của ý thức mà là tưởng tượng đồng bộ của sáu thức. Cho nên con người rất khó nhận ra tính chất ảo hóa của mọi hiện tượng, nhất là vật chất như sơn hà đại địa, biển đảo, sinh vật, nhà cửa, xe cộ.

Dẫn chứng tính chất không thật của pháp Phần trên chúng ta đã định nghĩa tâm là gì, pháp là gì. Bây giờ chúng ta sẽ dẫn chứng cụ thể để người bình thường có thể hiểu được pháp là không, ngã cũng là không.

Các nhà khoa học Đức có bằng chứng vũ trụ này là giả lập

http://genk.vn/cac-nha-khoa-hoc-duc-noi-ho-dang- nam-trong-tay-bang-chung-cho-thay-vu-tru-nay-la-gia- lap-elon-musk-da-dung-20161108114122079.chn

Đi sâu vào chi tiết, một vật cụ thể ví dụ như toà nhà hay chiếc xe hoặc con người chỉ là cấu trúc phân tử, nguyên tử, mà từ hạt nhân nguyên tử cho tới đám mây electron bao quanh hạt nhân đều có bản chất là sóng (tương ứng với tâm) và chỉ biến thành hạt, thành vật chất (tương ứng với pháp) khi bị nhìn, bị quan sát, bị đo đạc.

Universe 2 – Nguyên Tử Phân Tử Cũng Là Sóng – VD

https://www.youtube.com/watch?v=ofj2JiCFQGo

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2017 Tam va Phap 3

Các nhà khoa học đã nhận định rằng các cấu trúc cơ bản của vật chất như hạt cơ bản (ví dụ photon, electron, quark) hay các cấu trúc lớn hơn như hạt nhân nguyên tử, nguyên tử và phân tử, đều hành xử giống như hạt electron, nghĩa là chúng đều có lưỡng tính sóng và hạt. Sóng là thông tin, là năng lượng, là tinh thần, là ý thức (consciousness) không phải vật chất. Còn hạt là vật chất.

Nhận thức của khoa học ngày nay trùng khớp với Phật pháp. Bát Nhã Tâm Kinh từ xa xưa đã nói rằng “Sắc bất dị Không”. Sắc tức là vật chất. Còn Không tức là ảo, nghĩa là không có thật, không có gì hết (nothingness) nhưng biểu hiện là pháp, là vũ trụ, là thế giới. Thế giới chỉ là ảo, không có thật nhưng con người chúng ta lại thấy thế giới rất thật, rất rõ ràng, rất chi tiết.

Trong cuộc sống đời thường, có lẽ tuyệt đại đa số con người không thể tin nổi thế giới chỉ là ảo, là nằm mơ giữa ban ngày. Nhưng tin học hiện đại đã chứng tỏ rõ ràng cho chúng ta thấy. Những gì chúng ta thấy trên màn hình: văn bản, hình ảnh, video; và nghe qua loa: tiếng nói, âm nhạc, âm thanh; đều là ảo, đều chỉ là tưởng tượng của mắt, của tai, của ý thức, theo nguyên lý thay thế.

Còn thực chất của chúng chỉ là những bit thông tin 0 và 1 là biến tướng của hạt electron hoặc hạt photon mà thôi.

Nguyên lý thay thế là một nguyên lý cơ bản phổ biến nhất trong đời sống con người, thế mà đại đa số nhân loại chưa mấy ai ý thức được điều này, kể cả một bộ óc khoa học vĩ đại như Einstein. Trong cuộc sống đời thường hàng ngày, con người đã triệt để áp dụng nguyên lý này trong mọi hình thái hoạt động mà họ không hay biết, không ngờ tới.

Như trên đã nói, vật chất cơ bản là sóng, là vô hình, là không có thật, Phật pháp từ lâu đã dùng thuật ngữ Không để diễn tả. Do đó cửa Phật còn gọi là cửa Không.

一生幾許傷心事,Nhất sinh kỷ hứa thương tâm sự Một đời lắm chuyện đau lòng

不向空門何處銷 Bất hướng không môn hà xứ tiêu Không nương cửa Phật biết làm sao tiêu

Thế nhưng con người chỉ thấy vật chất mà

thì vấn đề trở nên rõ ràng. Kinh Hoa Nghiêm có nói rằng:

一切法無自性 Nhất thiết pháp vô tự tính Tất cả các pháp đều không có tự tính

一 切 唯 心 造 Nhất thiết duy tâm tạo Tất cả đều là do tâm tạo

Hạt photon hoặc bất cứ hạt cơ bản nào, hoặc bất cứ pháp gì đều không có tự tính. Mọi đặc tính đặc trưng của vật đều do tâm tạo, nghĩa là tâm gán ghép cái nhận thức của mình cho vật tuỳ theo tập quán.

Như vậy có thể nói tập quán, tập khí hay thói quen tâm lý chính là nhân tố quyết định để pháp hiện lên là cái gì. Và cũng chính trong ý nghĩa sâu xa đó, tu hành trong Phật giáo chính là sửa cái thói quen mê muội nhiều đời nhiều kiếp mà Kinh điển gọi là thế lưu bố tưởng. Sửa như thế nào?

Thật ra tu đích thực không phải sửa một thói quen này thành một thói quen khác. Tất cả mọi thói quen dù tốt hay xấu đều là vọng tưởng. Nên tu đích thực là phá bỏ thói quen chấp thật mà thôi. Chúng ta có thói quen cố chấp cho rằng thế gian là có thật, vật chất, núi sông, sinh vật, con người là có thật. Đó chính là thói quen chấp thật, nó sẽ dẫn tới đau khổ. Bởi vì thân thể tốt đẹp, xinh xắn, sẽ có lúc già, bệnh, chết. Nhà cửa đường sá sẽ có lúc sụp đổ vì thiên tai, bão lụt hoặc chiến tranh. Biển đảo, lãnh thổ sẽ có lúc bị nước khác, dân tộc khác xâm chiếm, nguyên do chính là do thói quen chấp ngã. Ai cũng tôn sùng cái tôi của mình và tôn sùng cái sở hữu của mình, lý lẽ ý thức hệ của mình, không ai chịu nhường ai. Cuối cùng sẽ dẫn nhau ra chiến trường. Chiến tranh Syria hiện nay, tình hình tranh giành biển đảo hiện nay, chính là biểu hiện mâu thuẫn xung đột giữa các cái ngã của các nhóm người, các quốc gia, các dân tộc khác nhau.

Dưới sự thôi thúc của cái ngã thì công pháp quốc tế, những thỏa ước của Liên Hiệp Quốc cũng không có giá trị, những kẻ mạnh sẽ bóp méo luật pháp, diễn giải theo cách có lợi nhất cho mình, trong khi đó lý thì vô cùng, tranh luận mãi cũng không thể thống nhất được. Lý vô cùng biểu hiện như thế nào?

Chẳng hạn người ta sống để ăn hay ăn để sống? Kẻ cho rằng sống để ăn thì tôn thờ cái ăn, ăn phải ngon, ăn phải đem lại sự vui thú cho cuộc đời, phải ăn cá tôm, ăn thịt, ăn trên sinh mạng của các loài vật khác, thậm chí ăn tham nhũng, bóc lột tước đoạt của người khác để vinh thân phì gia cho mình. Còn kẻ cho rằng ăn để sống thì không cầu ngon, miễn sao cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh, hoạt động được tốt, những người tu hành thường theo quan điểm này. Hai quan điểm này tranh luận với nhau suốt đời cũng không thể thống nhất được bởi vì lý là vô cùng.

Một ví dụ khác là ngày nay người ta đã biết chủ nghĩa duy vật là sai lầm nhưng tuyệt đại đa số mọi người đều sống theo chủ nghĩa ấy. Những người không biết thì theo đã đành, những người biết cũng vẫn theo bởi vì vật chất gắn chặt trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Cho nên mọi lý luận cũng chỉ là hí luận, lý là vô cùng không thể khẳng định được.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2017 Tam va Phap 4

Những tính chất vô thường vô ngã của pháp, không gian, thời gian không có thực, có thể thấy rõ trong luân hồi, tái sinh, chuyển kiếp.

Huỳnh Đình Kiên đời Tống, kiếp trước là cô gái, kiếp sau là đàn ông, cho thấy sự vô ngã, vật hay pháp không có tự tính nhất định.

Cậu bé Titu 6 tuổi sống ở một ngôi làng miền bắc Ấn Độ, thật bẽn lẽn khi gặp lại vợ là Uma và hai đứa con kiếp trước. Hai đứa con lớn tuổi hơn cậu, còn người vợ đời trước là phụ nữ trung niên trong khi cậu mới 6 tuổi. Như vậy thời gian, tuổi tác, chẳng khác gì ảo tưởng.

https://www.youtube.com/watch?v=7LWFxURH9wM Suresh Verma Titu Singh Reincarnation Case – Tái Sinh Chuyển Kiếp – VD

Trường hợp của Chiết Quốc Nga cũng tương tự.

Bé gái Chiết Quốc Nga 折 国 娥 kiếp trước là một người đàn ông ở thôn Mã Gia Than 马 家 滩thuộc tỉnh Hà Bắc tên là Trương Phúc Đại 张 福大có vợ và sinh được 2 con trai, con trai cả tên là Trương Cát Lâm 张吉林.

Bây giờ cô là bé gái Chiết Quốc Nga 14 tuổi, trong khi con của cô đời trước cũng tức là con của ông Trương Phúc Đại là Trương Cát Lâm, đã 36 tuổi. Hình tướng đã biến đổi, thời gian, tuổi tác, chẳng còn chút gì thực chất cả, không ai tưởng tượng nổi cô chính là ông Trương Phúc Đại, đó là sự vô ngã, pháp không có tự tính.

Kết luận

Tâm là bản thể của vũ trụ vạn vật. Bản thể đó không có hình tướng, nghĩa là vô hình, không phải vật chất, không thể khẳng định là có thật cũng không thể phủ định là không có. Vì vậy Long Thọ Bồ Tát nói: Tâm như hư không vô sở hữu (tâm giống như hư không, không có thật).

Biểu hiện của Tâm là Pháp. Pháp có thể là tinh thần, tình cảm, tâm lý, thông tin, không có hình tướng nhưng cũng có thể là vật chất có hình tướng. Vật chất có thể là chất vô cơ không có sự sống như vô số thiên thể chung quanh quả địa cầu. Vật chất cũng có thể là chất hữu cơ có khả năng tạo ra sự sống, sinh vật và con người.

Muôn vạn các pháp biến hóa vô thường và vô ngã. Không gian, thời gian, số lượng cũng như tất cả các pháp đều chỉ là khái niệm, là vọng tưởng của con người chứ không có thực chất. Do đó bậc giác ngộ như đức Phật khuyên rằng chúng ta có thể sống với thế lưu bố tưởng, tức là tưởng tượng đã trở nên phổ biến qua nhiều đời nhiều kiếp trên thế gian, nhưng không nên có chấp trước tưởng. Bởi vì hễ cố chấp vào một pháp nào đó thì sẽ dẫn đến phiền não, khổ.

Tác giả: Cư sĩ Truyền Bình
Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 1/2017

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường