Trang chủ Giáo lý - Lịch sử - Triết học Sự phát triển và đặc điểm của Phật giáo Nam kỳ giai đoạn 1920 – 1945 (kỳ 2)

Sự phát triển và đặc điểm của Phật giáo Nam kỳ giai đoạn 1920 – 1945 (kỳ 2)

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

3. Kiến trúc chùa chiền Nam bộ 1920-1945

Kiến trúc chùa chiền Nam bộ là sự kết hợp kiến trúc chùa chiền truyền thống và văn hóa địa phương (Thích, Nữ Huệ Thành, 2018). Do vậy, kiến trúc chùa chiền Nam bộ, trên cơ bản, tương đối khác biệt so với kiến trúc chùa chiền Bắc bộ, cái được coi là kiến trúc truyền thống của Phật giáo Việt Nam từ buổi sơ khai (Lê, Quang Đức, 2017). Trong khi chùa chiền phía Bắc bộ được thiết kế theo hình Hán tự, như cấu trúc chữ Đinh, cấu trúc chữ Công, cấu trúc chữ Tam và cấu trúc nội Công ngoại Quốc, chùa chiền Nam bộ thường được xây dựng theo lối đơn giản (Huỳnh, Ngọc Trảng, 2002).

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 7.2020 Su phat trien va dac diem Phat giao Nam Ky 1

Về kiến trúc, về cơ bản chùa chiền ở Nam bộ cũng giống chùa chiền Bắc bộ. Mỗi chùa đều có Tam quan, sân, Chính điện và hành lang (Lê, Quang Đức, 2017). Chính điện của những ngôi chùa Nam bộ thường theo lối kiến trúc tứ trụ hay còn gọi là Xiên Trính/Xuyên Trếnh (Huỳnh, Ngọc Trảng, 2002). Theo lối kiến trúc này, bốn cây cột cái được bố trí cách đều nhau ở bốn góc của một diện tích hình vuông. Và từ bốn cây cột trụ, các kèo đấm và kèo quyết được đưa đều ra bốn hướng để tạo một cấu trúc vuông vức. Kiểu kiến trúc tứ trụ này không chỉ có ở Nam bộ hay Việt Nam, mà nó đã thành quy tắc chung trong việc tạo dựng chính điện chùa ở khắp châu Á (Huỳnh, Ngọc Trảng, 2002).

Trong Chính điện chùa chiền Nam bộ, việc thiết lập Đại hùng bảo điện ở khu trung tâm ngôi nhà tứ trụ là sự tái lập có tính chất tượng trưng cho ngọn núi Tu Di, là nền móng cho sự vận hành của tam thiên đại thiên thế giới hay còn gọi là trung tâm của vũ trụ (Huỳnh, Ngọc Trảng, 2002). Theo đó, bốn hướng cùa núi Tu Di sẽ là: Bắc Cu Lô Châu, Nam Thiện Bộ Châu, Đông Thắng Thần Châu và Tây Ngưu Hóa Châu. Theo quan niệm Phật giáo, bốn Châu này được cai quản bởi bốn vị Thiên Vương: Trì Quốc Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương và Đa Văn Thiên Vương.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 7.2020 Su phat trien va dac diem Phat giao Nam Ky 2

Về cách bố trí tượng Phật trong chính điện, trong khi chùa chiền Bắc bộ thường rất khắt khe trong việc bố trí tượng Phật trong chính điện, chùa chiền Nam bộ thường bố trí đơn giản (Lê, Quang Đức, 2017). Theo lối truyền thống Bắc bộ, hàng cao nhất là tôn tượng tam thế Phật (Phật A Di Đà, Thích Ca, và Di Lặc). Hàng thứ hai từ trên xuống là tôn tượng Tây Phương Tam Thánh (Quán Thế Âm, Di Đà và Đại Thế Chí). Hàng thứ ba từ trên xuống dưới là tôn tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh (Ca Diếp, Thích Ca và Anan hoặc Văn Thù, Thích Ca và Phổ Hiền). Hàng thứ tư và thứ năm từ trên xuống lần lượt là Quán Âm nghìn tay nghìn mắt và đức Phật Đản Sinh. Khác với cách bố trí tôn tượng trong chính điện chùa chiền Bắc bộ, trong Đại hùng bảo điện chùa chiền Nam bộ thường bố trí tôn tượng Tây Phương Tam Thánh phía trên cùng, nhưng kích thước thường vừa và nhỏ. Tôn tượng đức Thích Ca thường bố trí hàng thứ hai và có kích thước tương đối lớn.

Hai bên Phật điện, một bên tôn tượng Bồ tát Quan Thế Âm có chức năng độ sinh. Một bên tôn tượng Địa Tạng Vương Bồ tát có chức năng độ tử. Ở phía trong hoặc phía ngoài hai bên cửa ra vào, tôn tượng Hộ Pháp, tượng trưng cho thiện hữu thiện báo và tôn tượng ngài Tiêu Diện, tượng trưng cho ác hữu ác báo. Ngoài ra, chùa Nam bộ còn thờ tượng Phật Di Lặc, Chuẩn Đề Vương Bồ tát, Quan Âm lộ thiên… Do ảnh hưởng văn hóa cộng sinh và tín ngưỡng bản địa, nên một số chùa còn thờ thần và thờ mẫu. Miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu trong khuôn viên chùa Giác Lâm là một minh chứng.

Bố cục khuôn viên chiền Nam bộ thường đơn giản. Chính điện luôn được xây dựng tại trung tâm mảnh đất, với mặt hình vuông và mái bánh ít. Chính điện thường có bốn mái, và mái chùa phổ biến lợp bằng ngói máng xối (âm dương) hay ngói vảy cá. Nền chùa lát bằng gạch tàu hoặc gạch bông xi măng bóng láng củavật liệu hiện đại. Màu sắc và hoa văn tùy theo sự lựa chọn của mỗi chùa, sao cho phù hợp với mức độ thẩm mỹ của từng chùa. Đây là kiểu thiết kế chùa phổ biến, trong quá trình tiếp biến văn hóa phương Tây (Thích, Nữ Huệ Thành, 2018). Giảng đường, trai đường, tăng xá và phòng khác được bố trí hai bên Chính điện. Những hạng mục khác như phòng trụ trì và nhà bếp thường không có một quy luật cụ thể, và nhũng hạng mục này thường được bố trí uyển chuyển linh động để không phá vỡ sự nhất quán của những hạng mục khác.

Chùa Nam bộ hầu hết được kiến tạo bởi chính công sức, tài chính, tư duy và sự sáng tạo nghệ thuật của người bình dân Nam bộ (Thích, Nữ Huệ Thành, 2018). Có lẽ vì thế mà kiến trúc chùa Việt Nam bộ trông rất mộc mạc, nhưng điều này hoàn toàn không mâu thuẫn với nghệ thuật chạm khắc, hội họa, điêu khắc trong các chùa Nam bộ đạt đến độ tinh xảo và điêu luyện của bàn tay nghệ nhân được thể hiện qua nghệ thuật chạm lộng hai mặt của bao lam (là những thanh gỗ được chạm lộng hai mặt, dùng trang trí trên điện Phật hay bàn thờ). Các bao lam tại bàn thờ chính điện, thể hiện chủ đề truyền thống: tứ linh, cửu long phun thủy và bát tiên. Bên hông chính điện và hậu tổ là chủ đề thiên nhiên: trúc điểu, tùng lộc và sóc nho, những kiểu dáng, nhiều đường nét được chạm khắc sắc sảo, tinh tế làm cho các bao lam mang nét đẹp cổ kính. Hoành phi, câu đối được chạm khắc trên cột, trên cổng tam quan, trên chính điện.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 7.2020 Su phat trien va dac diem Phat giao Nam Ky 3

Đặc biệt, trên các khung cửa, cửavõng và thanh kèo, nghệ thuật chạm khắc rất sắc sảo. Cửa gỗ thường là dạng cửa chấn song hay thượng song hạ bản. Cửa chấn song là kiểu cửa có các song gỗ tiết diện vuông, đặc rỗng xen kẽ. Còn kiểu cửa thượng song hạ bản thì có các con tiện bên trên, bên dưới là đố bản, chạm hoa văn, đường nét tinh xảo. Loại cửa này có chức năng vừa thông gió vừa thoát nhiệt thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Nam bộ.

Nghệ thuật điêu khắc trang trí trong chùa, có tính mỹ thuật cao. Những bức phù điêu cảnh thiên nhiên hoặc khắc họa cuộc đời đức Phật rất tinh tế và sống động. Phù điêu thường dùng để trang trí trên tường Chính điện, giảng đường hay trai đường. Trên bờ nóc hay bờ mái chùa được trang trí bằng một số hình tượng điêu khắc hay họa tiết truyền thống như: rồng, phượng, hoa sen, bánh xe chuyển pháp luân. Màu sắc thường là màu tự nhiên của vật liệu. Đôi chỗ sử dụng màu trắng hoặc lam trắng tạo nên sự nhẹ nhàng, thanh cao, thiền vị.

4. Tổng Kết

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khắc họa sơ lược về tình hình kinh tế xã hội trước và trong giai đoạn 1920-1945, sơ lược lịch sử Phật giáo Nam bộ cũng như những đặc điểm của Phật giáo Nam bộ trước và trong giai đoạn 1920-1945.

Về chính trị và xã hội: giai đoạn này chứng kiến sự bóc lột tàn nhẫn của các nước Đế quốc thực dân đối với các nước thuộc địa. Và trong bối cảnh Việt Nam, thực dân Pháp ra sức bóc lột sức lao động cũng như tài nguyên của người Việt. Sự bóc lột của chúng khiến nhân dân trong nhiều vùng lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Việt Nam có một bước đột phá về kĩ nghệ và giáo dục. Về kĩ nghệ, ngành công nghiệp chế biến và xây dựng phát triển mạnh. Về giáo dục, hệ thống trường tiểu học, trung học và phổ thông được xây dựng tại nhiều vùng miền đất nước.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 7.2020 Su phat trien va dac diem Phat giao Nam Ky 4

Về lịch sử phát triển Phật giáo: trong giai đoạn 1920-1945 có hai truyền thống Phật giáo phát triển mạnh mẽ tại Nam bộ, Bắc tông và Nam tông. Phật giáo Bắc tông chủ yếu ảnh hưởng từ Phật giáo Thiền Trung Hoa, với hai nhánh Thiền là Lâm Tế và Tào Động. Nhưng khác với nguyên bản tại Trung Hoa, Phật giáo Bắc tông tại Nam bộ chủ trương sự kết hợp giữa tinh thần Thiền Trung Hoa và văn hóa Việt Nam. Với sự kết hợp này, Thiền Tịnh Song Tu là yếu chỉ tu học cho mỗi tu viện.

Kiến trúc chùa chiền Bắc tông Nam bộ có vẻ đơn giản hơn chùa chiền Bắc tông Trung & Bắc bộ. Tuy nhiên, không vì thế mà nó mất đi sự uy nghiêm cũng như sự sắc sảo về kiến trúc và nghệ thuật.

Trong nghiên cứu này vì thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ khảo cứu được đặc điểm và tính chất của Phật giáo Nam bộ trước và trong giai đoạn 1920-1945. Vì vậy, chúng tôi đề xuất những nghiên cứu tiếp theo của nghiên cứu này. Chẳng hạn, nghiên cứu về sự phát triển của Phật giáo Nam bộ giai đoạn 1945-1975 và giai đoạn 1975- hiện tại. Chúng tôi tin tưởng rằng, những nghiên cứu này nếu được tiến hành sẽ xây dựng được một bức tranh tổng thể về đặc điểm và sự phát triển của Phật giáo từ lúc hình hành tới hiện tại.

Tiếp theo kỳ 1 Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 162

Tác giả: Thích Đồng Hạnh – Học viên Cao học Học viện PGVN tại Tp.HCM
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/2020

———————————–

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn, Khắc Cảnh (2000), Sự hình thành cộng đồng người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM.
2. Đoàn, Trung Còn (2018), Các tông phái đạo Phật, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội.
3. David, G. Marr (1984). Vietnamese Tradition on Trial, 1920-1945. Califonia: University of California Press.
4. Trần, Trí Dũng (2017). Đánh giá đúng thực chất vai trò của môn Lịch sử và những đổi mới cần thiết. Tham khảo tại https:// giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/danh-gia-dung-thuc-chat-vai- tro-cua-mon-lich-su-va-nhung-doi-moi-can-thiet-post174689.gd
5. Lê, Quang Đức (2017). Kiến trúc chùa miền Nam và miền Bắc khác nhau như thế nào?. Tham khảo tại https://baomoi.com/ kien-truc-chua-mien-nam-va-mien-bac-khac-nhau-nhu- the-nao/c/21490905.epi
6. Phan, Thị Thu Hiền (2012). Một số đặc điểm văn hóa Phật giáo của người Việt. Tham khảo tại http://www.vanhoahoc.vn/ nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-nam-bo/2164-phan-thu-hien-dac-diem-van-hoa-phat-giao-cua-nguoi-viet-o-tay-nam-bo. html
7. Trần, Thị Phương Hoa (2009). Franco-Vietnamese schools and the transition from Confucian to a new kind of intellectuals in the colonial context of Tonkin: Harvard Graduate Students Conference on East Asia in February 2009. Tham khảo tại https:// harvard- yenching.org/sites/harvard-yenching.org/files/featurefiles/TRAN%20Thi%20Phuong%20Hoa_Franco%20Vietna mese%20schools2.pdf
8. Nguyễn, Lang (1992), Việt Nam Phật giáo Sử Luận toàn tập, Nxb. Văn Học, Hà Nội.
9. Trần, Hồng Liên (1995), Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ Việt Nam từ thế kỷ XVII đến 1975, Nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
10. Nguyễn, Hoa Mai (2019), Tiếp biến văn hóa Pháp- Việt trong nền giáo dục Việt Nam 1884-1945, luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học, Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Trần, Tuấn Mẫn (2017), “Thiền Tông Việt Nam”, Tạp Chí Văn hóa Phật giáo, số 275, trang 52-58.
12. Nguyễn, Quang Ngọc (2006), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội.
13. Trần, Bích San (2018), Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (phần 1). Tham khảo tại http://www.vanhoahoc.vn/nghien- cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-ung-xu-voi-moi-truong-xa-hoi/3425-tran-bich-san-thi-cu-va-giao-duc-viet-nam-thoi-phap- thuoc-p1.html
14. Thích, Như Tịnh (2009), Lịch Sử Truyền Thừa Thiền Phái Chúc Thánh. Nxb. Phương Đông, Tp.HCM.
15. Thích, Nữ Huệ Thành (2018). Kiến trúc chùa chiền Việt Nam Bộ tại Hồ Chí Minh. Tham khảo http://chuaminhdao.vn/kien- truc-chua-viet-nam-bo-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-a-168.aspx
16. Huỳnh, Ngọc Trảng (2002). Đặc trưng kiến trúc truyền thống của chùa Nam Bộ. Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định-Sài Gòn-Tp.Hồ Chí Minh, Thành hội Phật giáo Tp.HCM ấn hành, Tp.HCM.
17. Nguyễn, Tuấn Triết (2012). Góp phần tìm hiểu Trần Thượng Xuyên và cộng đồng người Hoa tại Đông Nam Bộ. Tham khảo tại http://www.sugia.vn/portfolio/detail/101/gop_phan_tim_hieu_ve_tran_thuong_xuyen_va_cong_dong_nguoi_hoa_o_vung_dong_ nam_bo.html

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường