Quay về chân tâm

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Nói đến chữ “Tâm” là nói đến gốc của con người mà chúng ta lại bỏ quên, để nó trôi dạt không có điểm tựa. Tâm được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật giáo.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Quay ve chan tam 1

Tâm có công năng như một tướng soái chỉ huy toàn bộ. Vì vậy, những hành động được xuất phát tạo thành nghiệp quả, phải qua 3 lĩnh vực kết hợp chặt chẽ của: thân, khẩu, ý. Thân và khẩu chỉ thi hành theo mệnh lệnh của ý thức. Nhưng động lực thúc đẩy để tạo thành là do tâm. Chính nó vừa là một tác nhân mà cũng vừa là một tác quả. Nó có oai quyền sức mạnh rất lớn. Mọi sự thành bại, tốt xấu, nên hư, đắc thất trong cuộc đời, đều do nó chủ động tạo thành. Cho nên nói: tâm tạo tác tất cả, vì vậy bao đời nay chữ TÂM luôn được coi trọng và đề cao bởi “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Cho nên đức Phật đã cho chúng ta một hình ảnh song hành rất cụ thể qua hai phương diện thiện và ác. Thiện hay ác, đều do tâm chủ động tạo nghiệp và rồi đưa đến một kết quả đúng theo luật nhân quả, như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe. Như trong Kinh Pháp Cú nói rằng: “Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm chủ tâm tạo tác. Nếu nói hay hành động. Với tâm tư ô nhiễm. Khổ não sẽ theo ta. Như xe theo vật kéo.” Vậy mà ít ai thấy được trách nhiệm của chính mình, và đã có biết bao nhiêu chuyện thương tâm khác mà chính do con người tạo ra. Ngược lại, nếu chúng ta suy nghĩ điều lành, thì cũng sẽ thúc đẩy thân và miệng gây nên những lợi ích cho mình và người khác rất lớn.

Muốn thành công trước hết hãy học cách chịu trách nhiệm với bản thân, không ngụy biện và đừng đổ lỗi. Vì vậy, chúng ta sống phải có trách nhiệm đó là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội và bản thân dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của chính bản thân mình.

Mỗi người, nếu không tự lực tìm phương pháp tháo gỡ, hóa giải hận thù của chính mình, thì không có một bàn tay thần thánh nào khác có thể cứu rỗi, xoay chuyển được. Cái gì do con người tạo ra, thì cũng chính do con người chịu lấy. Và cũng chính do con người chuyển hóa cải hối. Tốt hay xấu, vui hay khổ, tất cả đều do con người định đoạt. Ta nên ý thức theo luật nhân quả mà sống. Không một vật gì thoát ngoài luật nhân quả. Xin mỗi người hãy bình tâm chiêm nghiệm lại nhân quả ở nơi chính bản thân mình.

Ý thức chịu trách nhiệm là thước đo giá trị, lòng dũng cảm và sức mạnh của bản thân. Chính việc tự chịu trách nhiệm sẽ giúp chúng ta cải thiện và hoàn thiện bản thân và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Kỹ năng chịu trách nhiệm của bản thân rất cần được mọi người quan tâm và rèn luyện trong xã hội ngày nay. Đó là khả năng của bản thân biết chấp nhận mọi hậu quả, kết quả sau những suy nghĩ, hành động và việc làm của cá nhân, biết thực hiện tốt nhiệm vụ và bổn phận của mình. Người có trách nhiệm luôn có ý thức trong mọi việc, hoàn thành công việc cá nhân, có kỷ luật tốt, luôn siêng năng, biết tôn trọng và quan tâm đến người khác, biết nhận lỗi và sửa đổi những việc làm sai của mình. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, kỹ năng chịu trách nhiệm của bản thân lại càng cần thiết hơn, để nuôi dưỡng thân tâm, tu bồi đạo đức, học hỏi giáo lý và tích tạo các công đức lành. Cũng thế, người tu hành, nếu không khéo giữ gìn ở nơi ý nghiệp, để cho tâm ý buông lung tạo nghiệp bất thiện, thì hậu quả rất là tai hại. Giống như mái nhà lợp không kín vậy. Ngược lại, nếu người nào, khi lợp nhà nên để ý cẩn trọng và quyết lòng lợp cho kín đáo, thì làm gì có cảnh nhà dột? Vì vậy, trong khi tu hành, nếu chúng ta khéo biết cẩn trọng canh phòng giữ gìn con “vượn tâm và con ngựa ý”, thì làm gì chúng dẫm đạp phá phách được.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Quay ve chan tam 2

Người xuất gia khi mặc vào mình chiếc áo Cà sa, thì phải rời bỏ những điều uế trược. Uế trược là những thứ dục vọng phiền não mà người xuất gia cần phải nỗ lực đoạn trừ. Phẩm hạnh của người xuất gia thật cao quý. Cao quý ở chỗ, các người dám từ bỏ tất cả những gì mà người thế gian ham muốn. Đồng thời giữ gìn giới luật rất tinh nghiêm. Chúng ta đã xuất gia rồi mà còn khởi tâm tham mê danh lợi, còn đắm nhiễm theo thế sự, lục trần, thì quả thật không xứng đáng mặc áo Cà sa chút nào. Vì vậy, trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật đã dạy rất rõ về pháp hạnh của người xuất gia: “Những bậc xuất gia làm Sa môn, dứt bỏ ái dục, nhận biết nguồn tâm của mình, hiểu rõ lý mầu của Phật, ngộ pháp Vô vi, trong không sở đắc, ngoài không sở cầu; tâm không ràng buộc nơi đạo, cũng chẳng còn kiết nghiệp, dứt sự suy nghĩ, dứt sự tạo tác, chẳng phải do tu, cũng chẳng phải chứng được; chẳng cần trải qua các vị mà tự nó cao tột, gọi đó là Đạo”. Vì vậy tham dục phát sinh từ tâm. Nếu tâm đình chỉ, không dấy khởi suy nghĩ điều ác, thì làm gì nó thúc đẩy thân và miệng của ta tạo điều ác. Muốn giữ tâm ý cho được thanh tịnh, thì người tu cần phải giữ gìn giới luật nghiêm mật. Phải giữ giới luật như lợp nhà, không cho có kẽ hở. Có giữ giới như thế, thì chúng ta mới có được đời sống an lành. Bởi vì khi giữ giới, thì tâm ý của ta không buông lung. Tâm ý không buông lung, thì không tạo nghiệp ác. Thế nên, đối với chúng ta, mỗi người cần phải tư duy, chiêm nghiệm thật kỹ qua những lời Phật dạy, để mỗi người tự cảnh tỉnh, thúc liễm tu hành mong cầu giải thoát. Có thế, thì mới xứng đáng là trưởng tử của đức Như Lai. Và mới thật sự là người khắc kỷ chân thành, xứng đáng mặc áo Cà sa mà không chút hổ thẹn.

Qua đó, chúng ta phải cẩn trọng giữ gìn tam nghiệp một cách nghiêm khắc như những quân lính giữ thành. Nếu kẻ giữ thành lơ đễnh không cảnh giác quân giặc, thì thành trì sẽ bị mất về tay quân giặc và hậu quả rất tai hại. Cũng thế, người tu hành, nếu buông lung ở nơi tâm ý, thì hậu quả rất tai hại cho mình và người. Ngược lại, nếu chúng ta khéo gìn giữ tam nghiệp, nhất là ý nghiệp, một cách nghiêm mật, thì kết quả rất là tốt đẹp.

Tác giả: Hoa Đức Hạnh
Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 11/2019

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường