Trang chủ Văn hóa Quán Sứ – ngôi chùa ghi dấu các kỳ Đại hội

Quán Sứ – ngôi chùa ghi dấu các kỳ Đại hội

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Theo thống kê, hiện nay cả nước có khoảng 18,466 ngôi chùa, tự viện, tịnh thất, tịnh xá. Trong số đó, đặc biệt hơn cả là ngôi chùa Quán Sứ (số 73 phố Quán Sứ, Hà Nội), nơi đây đã gắn bó qua các Kỳ Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 11.2017 Quan Su ngoi chua ghi dau cac ky Dai hoi 1

Ngày 07/11/1981, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ I được tổ chức tại chùa Quán Sứ, hội tụ 165 đại biểu của 9 tổ chức, hệ phái (Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước Tp.Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam, Hội Sư sãi Yêu nước miền Tây Nam Bộ, Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Thiên Thai giáo Quán tông, Hội Phật học Nam Việt).

Sau ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trường Trung cấp Phật học Việt Nam đầu tiên được thành lập (nay được nâng lên thành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội) và đặt tại chùa Quán Sứ. Đây là nơi đào tạo các tăng, ni bậc Đại học với thời gian học là 4 năm 1 khóa.

Từ Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ ii đến lần thứ Vii được diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, nhưng chùa Quán Sứ luôn là nơi đón tiếp các phái đoàn, tiến hành các khóa lễ trước khi diễn ra phiên Khai mạc Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc.

Theo sách “Chùa Quán Sứ” của tác giả Nguyễn Đại Đồng, chùa Quán Sứ khởi dựng vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVi) chùa chỉ gồm ba gian nhà ngói, thờ Phật. Đến thời Lê Mạt do loạn kiêu binh năm 1781 chùa bị tàn phá, mất hết diện mạo chân thực ban đầu. Sau đó vài ba năm chùa được dựng lại, tiền đường thờ Phật, hậu đường thờ Lý Triều Quốc Sư.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 11.2017 Quan Su ngoi chua ghi dau cac ky Dai hoi 2

Cổng Tam quan được xây bằng gạch kiểu chồng diêm ba tầng. Dưới tầng mái là gác chuông cửa tròn.

Bước qua cổng Tam quan là phần sân rộng gần 20 mét, sâu 6 mét, lát gạch, đây là nơi diễn ra các khóa lễ ngoài trời, nơi tín đồ phật tử hành lễ. Chùa chính được xây trên nền cao hơn mặt sân khoảng 1,9 mét, từ sân lên nền chùa với 11 bậc ốp bằng đá.

Tiền đường 7 gian cao, rộng rãi, thoáng mát, kiến trúc kiểu nhà có mái chồng diêm, hai tầng mái, lợp ngói ống.

Nhìn vào Chính điện, ngoài cùng là hương án, trên đặt tòa Cửu phẩm đèn mầu lấp lánh. Trong Thượng điện có 4 lớp thờ, tính từ trên xuống:

– Lớp trên cùng là 3 pho tượng Tam thế có kích thước và hình dáng giống nhau, đều ngồi trên tòa sen. Phía bên trái chếch trên hàng thứ 1 là tượng Bồ tát Văn Thù, phía bên phải là tượng Bồ tát Phổ Hiền.

– Lớp thứ 2: trước tượng Tam thế là tượng Tây phương tam Thánh gồm tượng Phật A Di Đà chính giữa, bên phải là tượng Đại Thế Chí Bồ tát, bên trái là tượng Quan Thế Âm Bồ tát.

– Lớp thứ 3: ở giữa là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tay cầm hoa sen hay còn được gọi là Thích Ca niêm hoa. Bên trái tượng Phật Thích Ca là tượng Ngài Ca Diếp, còn bên phải là tượng Ngài A Nan Đà.

– Lớp ngoài cùng là tượng Thích Ca Cửu long.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 11.2017 Quan Su ngoi chua ghi dau cac ky Dai hoi 3

Bên trái phía trong Tiền đường là cung thờ tượng Địa Tạng Vương Bồ tát, bên phải là cung thờ Quan Âm Chuẩn Đề 18 tay.

Phía sau Chính điện là nhà Tổ ở tầng 2 được nối bằng 2 hành lang cầu thang ốp đá, phía dưới nhà Tổ tầng 1 là Giảng đường lớn, tầng 3 là nhà Triển lãm.

Văn phòng Trung ương Giáo hội, phòng họp được đặt trên tầng 2 dãy nhà giải vũ (phía bên phải hướng đi từ công Tam quan vào chùa). Phía bên trái là nơi đặt trụ sở của 13 ban, viện Trung ương trên tầng 2, tầng 1 là phòng thư viện và nhà khách tiếp các đoàn khách đến làm việc và viếng thăm cảnh chùa.

Chùa Quán Sứ cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng như: lễ Phật đản, lễ Vu lan, cung rước Xá lợi Phật, đêm hội hoa đăng, các ngày Vía chư Phật, Bồ tát…; ngoài ra còn có các hoạt động của các đạo tràng, của câu lạc bộ thanh niên phật tử và các nghi thức hành chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như các hội nghị, hội thảo đều được tổ chức tại Hội trường chính.

Chùa Quán Sứ luôn được chọn là trụ sở của các tổ chức Phật giáo và lịch sử chùa luôn gắn liền với lịch sử phong trào Phật giáo miền Bắc trước đây và của cả nước sau ngày thống nhất đất nước.

Tác giả: Minh Nam
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 11/2017

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường