Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Pháp môn niệm Phật và “chuỗi hạt huyền… bí ẩn”

Pháp môn niệm Phật và “chuỗi hạt huyền… bí ẩn”

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Chuỗi hạt huyền cũng gọi là vòng tràng hạt, chuỗi hạt Phật giáo và chuỗi hạt được biết đến như một phương tiện để đáp ứng nhu cầu tâm linh, giao tiếp và cả việc trang sức, làm đẹp bởi các chuỗi hạt được chế tác từ nhiều nguồn vật liệu như: vàng, bạc, đồng, mã não, nhựa cứng, hạt bồ đề… Hơn thế nữa nhờ kỹ thuật tiến bộ với công nghệ ngày nay nên chuỗi hạt cũng được thực hiện tinh vi, hoàn hảo và … bắt mắt với nhiều mẫu mã phong phú, đa dạng. Nhưng phần lớn các phật tử nhiều tuổi thường sử dụng các loại chuỗi hạt truyền thống được làm từ hạt bồ đề hoặc gỗ sơn nâu. Lớp trẻ thể hiện sự sành điệu nên “biến tấu” chuỗi hạt với nhiều màu sắc, kích cỡ.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 3.2020 Phap mon niem Phat 1

Xuất phát từ những nhu cầu đó mà các cửa hàng lưu niệm ở khu du lịch hay các cửa hàng trang sức bên ngoài cửa chùa thường bày bán các chuỗi hạt để đáp ứng thị hiếu trang sức chứ không hẳn mang ý nghĩa tôn giáo. Chuỗi hạt đã “thế tục hóa” vươn ra khỏi không gian nhà chùa hòa nhập vào sinh hoạt giao tiếp đời thường một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Và dù vậy, chắc hẳn bất cứ người nào sử dụng chuỗi hạt cũng đều chung một tâm niệm đó là hướng thiện, mong cầu bình an bên cạnh như cầu làm đẹp.

Thực ra, vòng tràng hạt, chuỗi hạt huyền hay chuỗi hạt Phật giáo có khởi nguyên từ Phật giáo, nó xuất hiện từ thời đức Phật Thích ca còn tại thế: Đó là một pháp khí hết sức quen thuộc với người tu pháp môn Tịnh độ, nó chứa chất giá trị tâm linh sâu sắc, nhắc nhở người sử dụng về biểu tượng có tính thiện lành. Và mốc thời gian cụ thể về sự xuất hiện của chuỗi hạt được thể hiện trong cả Kinh Đại thừa và Tiểu thừa:

Trong kinh Đại thừa Pháp hoa – Phẩm Phổ Môn nói về sự kiện, Ngài Vô Tận Ý dùng chuỗi Anh lạc dâng lên đức Phật Thích ca và Phật Đa Bảo trong bảo tháp sau khi tiếp nhận lời dạy của Phật về công hạnh của Quán Thế Âm Bồ Tát. Chuỗi hạt còn được nhắc đến khi vua Ấn Độ là Tỳ Lưu Ly thỉnh Phật dạy pháp môn diệt trừ phiền não. Và đức Phật dạy rằng: “Nếu nhà vua muốn diệt trừ phiền não, nghiệp chướng thì phải dùng hạt của một loại cây Vô hoạn tử – còn gọi là Bồ đề tử thành một chuỗi có 108 hạt, thường mang theo mình hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm – phải luôn luôn hết lòng niệm danh hiệu Phật…”. Và pháp môn này cũng được ghi lại trong các bộ Kinh thuộc hệ Pali của Phật giáo Nguyên thủy – Nam tông, còn gọi là Tiểu thừa gồm có 5 bộ là: Tiểu bộ Kinh, Trung bộ Kinh, Trường bộ Kinh, Tăng Chi bộ kinh và Tương Ưng bộ kinh.

Trong Tăng Chi bộ kinh, đức Phật dạy: “Có một pháp môn, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn – đưa đến không nhàm chán, tham ly, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật”.

Qua đó để thấy chuỗi hạt huyền đã có mặt trong đời sống tu tập của hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia ngay từ thời đức Phật Thích ca tại thế cách đây hơn 25 thế kỷ. Và cho tới thế kỷ XXI này với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bây giờ vẫn “Bất ly thế gian” để giác ngộ thế gian bằng tâm vô lượng: TỪ – BI – HỶ – XẢ – bởi mọi sự an lạc không đến từ bên ngoài!

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 3.2020 Phap mon niem Phat 2

Tuy nhiên, chuỗi hạt huyền, chuỗi hạt Phật giáo qua các văn bản gốc cũng chưa tìm thấy một sự giải thích nào về chủng loại, số lượng hạt trong một chuỗi cũng như cách thức hành trì mà chỉ xác quyết việc đức Phật đã phần nào chỉ ra mục đích sử dụng và công năng hữu ích của chuỗi hạt huyền trong việc chế ngự SỰ LOẠN TÂM và trong việc tăng trưởng niềm tin, tạo tác công đức. Đó chính là những tiền đề căn bản để ngày nay – giữa dòng chảy cuộc sống trong các mối tương quan, tương duyên trùng trùng điệp điệp, mọi thứ có thể bị…. xô dạt – mà chuỗi hạt huyền vẫn trở nên phổ biến không chỉ trong đời sống tâm linh mà nó đã đi vào đời sống văn hóa của nhân loại.

Ý nghĩa của mỗi hạt trong chuỗi đều được định danh. Số hạt trong chuỗi gọi là số “châu” và chuỗi nào cũng có một “mẫu châu” để làm mốc trong khi lần hạt. Cứ mỗi niệm lại lần một hạt, nhằm “cột tâm” – và cứ thế: Tâm sẽ được an định.

Sau Phật, các vị Tổ, Thầy y cứ vào giáo lý căn bản của Phật mà chế tác những biểu trưng cho mỗi chuỗi hạt có một ý nghĩa riêng:

– Chuỗi 42: biểu trưng cho 42 giai vị tu hành của Bồ tát là: Thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa – Đẳng giác và diệu giác.

– Chuỗi 27 hạt: biểu trưng cho 27 hiền vị thuộc 4 hướng, 4 quả vị của Tiểu thừa – tức 18 vị hữu học của 4 hướng; 3 quả trước và 9 vị vô học của A La Hán.

– Chuỗi 21 hạt: biểu trưng cho 21 thập địa, thập Ba La Mật và quả vị Phật.

– Chuỗi 14 hạt: biểu trưng cho 14 thứ Vô úy của Quán Thế Âm.

– Chuỗi 1080 hạt: biểu trưng cho 10 cõi. Mỗi cõi có 108 hạt, nên cộng lại là 1080 hạt.

Được biết, xâu chuỗi hạt huyền lớn nhất hiện nay có tên gọi là DI – PHÀM – HOÀNG ở Côn Minh, Trung Quốc. Người ta đã bỏ ra hơn 100.000 đô la Mỹ dùng kỹ thuật hiện đại khắc ròng rã 5 năm mới hoàn tất. Xâu chuỗi này có tổng chiều dài hơn 4.000m, nặng hơn 4 tấn và số hạt trong chuỗi là: 84.000, biểu trưng cho 84.000 pháp môn tu Phật. Chuỗi hạt được xâu bằng chỉ ngũ sắc. Công trình đang được đề cử vào sách kỷ lục Guinness thế giới (theo Trung hoa Phật giáo).

… Thế đấy, chuỗi hạt huyền… bí ẩn mà chẳng hề bí ẩn chút nào. Nó là một “pháp khí” đối với những phật tử tu pháp môn niệm Phật. Rồi không biết tự bao giờ chuỗi hạt ấy đã được sử dụng một cách đơn thuần vào những mục đích khác nhau; rồi số hạt trong xâu chuỗi cũng “tùy duyên” thêm bớt khi chế tác… và dù nó được sử dụng trong hoàn cảnh nào thì nó vẫn luôn mang một giá trị nhất định không chỉ đối với người con Phật – Đó là sự hướng thiện!

Mới hay chuỗi hạt huyền, chuỗi hạt Phật giáo thiêng liêng mầu nhiệm mà vẫn luôn hiển lộ sáng ngời – bất ly thế gian trong dòng chảy VĂN HÓA của nhân loại.
Đó cũng chính là một điều bí ẩn!

NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT MA HA TÁT!

Tác giả: Pháp Vương Tử
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 3/2020

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường