Trang chủ Chuyên đề Nhịp vui Khánh đản

Nhịp vui Khánh đản

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tôi vẫn còn nhớ năm trước khi đang cùng các cụ trong chùa đi nhặt hoa đại để chuẩn bị nước tắm Phật cho buổi lễ ngày hôm sau thì gặp một bạn khách nước ngoài. Bạn ra bắt chuyện với tôi và giới thiệu bạn đến từ Úc. Và đây là lần thứ hai bạn đến Việt Nam. Lần đầu tiên bạn đi cùng gia đình còn lần này bạn quay trở lại đây một mình.

Gia đình bạn có một điểm đặc biệt là rất thích đến các ngôi chùa thờ Phật vì họ cảm nhận được sự bình an khi ngắm nhìn các bức tượng được trạm khắc tinh xảo. Đôi mắt từ bi và chan chứa tình yêu thương của đức Phật như nhìn thấu được nỗi khổ, niềm đau của chúng sinh.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 5.2016 Nhip vui khanh dan 1

Bạn tâm sự: “Việt Nam là một đất nước yên bình. Tớ đã đi rất nhiều nơi nhưng hiếm thấy nơi nào có nhiều ngôi chùa đẹp như nơi đây. Chùa vẫn giữ được những nét cổ kính tự xa xưa chứ không phải sự hiện đại như nhiều nước tớ đã đến thăm.” Tôi thấy rất vui khi nghe những lời chia sẻ của bạn. Bạn tò mò hỏi tôi các chùa đang tổ chức ngày lễ gì lớn hay sao mà đi đến đâu bạn cũng thấy cờ Phật treo dọc các con đường và luôn có một bức tượng Phật nhỏ đang chỉ ngón tay lên trời được kê trên một đài sen ngập nước và các cánh hoa.

Như gặp được tri kỷ, tôi hào hứng khoe với bạn về ý nghĩa cũng như không khí của mùa Phật đản. Tôi giải thích cho bạn hiểu đây là một ngày lễ lớn với mỗi người con Phật. Là dịp để chúng tôi tỏ lòng biết ơn và sự thành kính tới đấng Từ Phụ của mình.

Ngày này 2560 năm về trước theo Phật lịch, một con người xuất hiện trên trần thế đã làm rung chuyển trời đất, hào quang tỏa sáng. Đức Phật Thích Ca xuất thân trong dòng dõi hoàng tộc nhưng lại từ bỏ tất cả để sống một cuộc đời khổ hạnh. Nhờ có sự hi sinh cao cả đó mà chúng sinh tìm được con đường để thoát ra khỏi bể khổ trần ai. Chúng tôi nhận ra được đâu là giá trị chân thật của đời người, đâu là thứ sẽ dẫn đến luân hồi khổ đau.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 5.2016 Nhip vui khanh dan 2

Cả cuộc đời đức Phật luôn trung thành với lẽ sống “vị nhân sinh”, lấy từ bi và trí tuệ là căn bản của đạo Phật. Người đã thân giáo cho con người hiểu được chân lý, sự thật trên thế gian. Những điều Người chỉ dạy luôn gần gũi và bình dị chứ không phải là những triết lý cao siêu, khó hiểu. Lời dạy ấy cứ nhẹ nhàng thấm vào cuộc đời một cách tự nhiên như thế.

Hằng năm vào tháng Tư đầu mùa mưa là tháng phật tử hân hoan chào mừng ngày kỷ niệm Phật đản. Lễ Phật đản bắt đầu bằng buổi lễ tắm Phật trang nghiêm, thành kính bằng động tác đơn giản, rưới nước thơm lên tượng Phật. Từng giọt nước rưới trên tượng Phật sẽ không có ý nghĩa, nếu đó chỉ là hình thức khi phật tử không mở rộng cõi tâm.

Tắm Phật là dịp để phật tử quán chiếu tâm thức của mình. Xem lại thân, khẩu, ý – những suy nghĩ và hành động của mình đã đúng với lẽ đạo hay chưa. Những giọt nước nhẹ rơi trên tượng Phật cũng là những giọt nước tẩy trần cho những ai tham dự lễ tắm Phật. Dòng nước tinh khiết, sáng trong ấy sẽ gột sạch tất cả ba thứ tam độc, giúp con người trở về với chân tâm bản tính, “đánh thức” vị Phật tại tâm.

Cô bạn nước ngoài lắng nghe tôi giải thích về ngày lễ Phật đản một cách chăm chú và vô cùng thích thú. Bạn còn ghi lại vào trong cuốn sổ nhỏ để về kể cho gia đình về ngày lễ lớn tại Việt Nam. “Thật may mắn khi tớ đến thăm đất nước bạn vào đúng dịp lễ đặc biệt này. Kì nghỉ này với tớ thật sự thú vị và khó quên.” – bạn hào hứng khoe với tôi trong nụ cười rạng rỡ.

Tôi và bạn cứ thế… Dần dần từ hai con người xa lạ đã trở thành những người bạn thân thiết với nhau tự lúc nào chẳng biết. Phải chăng chính sự đồng cảm về đạo pháp đã trở thành sợi dây gắn kết chúng tôi lại gần bên nhau?

Mùa Phật đản năm ấy tôi đã có thêm một người bạn mới. Chúng tôi đã cùng nhau thực hiện nghi thức tắm Phật, cất tiếng kinh cầu, sống theo lời Phật dạy, từng bước nở đóa hoa sen, hướng về miền đất an lạc…

Tháng Tư về đâu chỉ thời gian
Hằng hữu Phật đà sẵn cõi tâm
Mạch suối yêu thương tình chủng loại
Giữa đời dào dạt pháp nguồn âm.

Tác giả: Nguyễn Linh Chi
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 5/2016

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường