Trang chủ Bạn đọc Người “ban giới đầu tiên” cho tôi

Người “ban giới đầu tiên” cho tôi

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Câu chữ hơi khó hiểu: Thọ giới Quy y chỉ duy nhất một lần, thì làm gì có “đầu tiên”, “tiếp theo” và “cuối cùng”…? pháp với cá nhân tôi và có lẽ nhiều Con đường dẫn đến ánh sáng Phật người, không đơn giản. Từ những quyển Kinh luận giản lược nhất may mắn có được, tôi hình thành dần khái niệm về “Phật trong suy nghĩ”, cho đến khi được gặp mẹ nuôi, một phật tử thuần thành. Người dấn bước trên đường Đạo đã lâu và truyền cho tôi ánh sáng giáo lý qua chính sinh hoạt thường nhật.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 9.2017 Nguoi ban gioi dau tien cho toi 1

Mẹ nuôi chính là người đầu tiên cho tôi hiểu thế nào là “mười hai tướng tốt” của đức Phật, rồi hàng loạt những thuật ngữ: nghiệp, chính báo – y báo, thân khẩu ý… Nhưng trước đấy là quán về sự vô thường của vạn vật qua hình ảnh con thiêu thân, sự phù du của kiếp nhân sinh và…

Mẹ truyền cho tôi ý thức cao quý về sự sẻ chia và lòng vị tha, rộng lượng với tội của tha nhân. Mẹ giáo huấn tôi bằng thân giáo, trực quan sinh động, thấm thía.

Dù nhà nghèo không có điều kiện học nhiều nhưng mẹ luôn dạy tôi những bài học đạo đức qua những câu thành ngữ, tục ngữ, đồng giao: “Thương người như thể thương thân, ghét người như thể vun phân cho người; Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Tất nhiên tôi đã học “rành sáu câu” trong học đường vì vốn mê văn, nhưng thông qua mẹ, câu chữ ý tứ như càng rõ rệt hơn. Mẹ nuôi tôi đã vãng sinh, về với Phật, nhưng tôi vẫn nhớ chính mẹ là người đóng vai trò hướng dẫn và là người đầu tiên ban giới cho tôi, vì nếu không có mẹ, bao nhiêu Kinh sách vẫn thiếu sức tác động về niềm tin tư tưởng khi tôi xuất phát từ gia đình không có thuận duyên với Phật pháp và biết đến tư tưởng Phật giáo rất muộn.

Sau này khi quỳ trong chính điện Thiền viện Thường Chiếu thọ giới Quy y Tam bảo bởi Hòa thượng Thích Nhật Quang, ra về với mảnh vải màu vàng nhạt có ấn và chữ ký của ngài, chính thức trở thành phật tử, tôi vẫn nhớ đến mẹ nuôi và đinh ninh rằng mẹ đã làm công việc thiêng liêng ấy cho tôi.

Nguyện mẹ được vãng sinh nơi đất Phật cõi thanh tịnh vĩnh hằng.

Bạc Liêu, mùa Vu Lan 2017.

Tác giả: Nguyễn Thành Công
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 9/2017

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường