Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Lý Hồng Chí: Chuyển từ đấng “sáng tạo thế giới” thành “đấng sáng tạo vũ trụ”

Lý Hồng Chí: Chuyển từ đấng “sáng tạo thế giới” thành “đấng sáng tạo vũ trụ”

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Nhiều bài viết của các tác giả khác đã chứng minh Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công đã có các hành vi lợi dụng thuật ngữ của Phật giáo để gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo rằng Pháp Luân Công là Phật pháp. Sau khi có nhiều tín đồ thì bài xích hạ thấp toàn bộ các tôn giáo, giáo chủ các tôn giáo khác, tự thần thánh hóa bản thân mình, nô lệ hóa tín đồ về mọi mặt và che đậy vô cùng khéo léo trước ba chữ Chân – Thiện – Nhẫn. Các bằng chứng hiện nay đã cho thấy Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công từ tham vọng thành một vị Phật Chủ (vua của chư Phật) chuyển thành Đấng Sáng Tạo ra Vũ Trụ (Sáng Thế Chủ) vì sao có thể khẳng định được điều này?

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 11.2017 Ly Hong Chi chuyen tu dang sang tao the gioi sang dang sang tao vu tru 1

Điều này manh nha tại mở đầu quyển sách Chuyển Pháp Luân phiên bản cũ của Lý Hồng Chí viết “Phật pháp tinh thâm nhất” khiến cho tín đồ Phật giáo đều tin tưởng và ủng hộ Pháp Luân Công, với các thủ đoạn ngụy biện Lý Hồng Chí đã biến Pháp Luân Công từ một môn khí công thành một khí công Phật Gia, rồi môn tu luyện Phật Gia, rồi Pháp môn cao nhất của Phật Gia, rồi Pháp môn của Phật pháp, vì vậy Pháp Luân Công phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng Phật giáo.

Trong các buổi giảng pháp tại Trường Xuân, Diên Cát, Trung Quốc, Lý Hồng Chí đã tự cho mình sáng tạo ra thế giới Pháp Luân cao hơn thế giới Tây phương Cực Lạc. Theo quan điểm của Phật giáo, thế giới Tây phương Cực Lạc là nơi phước báo trang nghiêm, thanh tịnh an vui nhất. Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Luân Công không liên quan đến Phật giáo rồi tự cho thế giới mình sáng lập ra cao hơn thế giới của Tây Phương Cực lạc là hành vi bài xích Phật giáo [1].

Đến nay Lý Hồng Chí đã sửa đổi mở đầu quyển Chuyển Pháp Luân từ Phật pháp tinh thâm nhất thành “Đại Pháp (Pháp Luân Công) Trí tuệ của Sáng Thế Chủ. Ông là căn bản của khai thiên tịch địa…” nghĩa là “Sáng Thế Chủ” đồng nghĩa với “Ông” trong quyển sách Chuyển Pháp Luân, trong một số bài giảng của Lý Hồng Chí đã được sửa đổi từ “Sư Phụ”, “Pháp thân” thành “Ông”. Điều đó cũng có nghĩa là Lý Hồng Chí đã đang có mục tiêu tự xưng bản thân ông ta là “Đấng Sáng Tạo” ra vũ trụ.

Bạn đọc cũng cần lưu ý rằng “Chuyển Pháp Luân” vốn là tên quyển kinh đầu tiên của Phật giáo, được Lý Hồng Chí sử dụng để đặt cho tên quyển sách của mình. Sau đó lại tuyên bố đức Phật không Chuyển Pháp Luân vì đức Phật biết tương lai có người Chuyển Pháp Luân. Điều này được Lý Hồng Chí khẳng định trong trả lời câu hỏi tại buổi giảng pháp tại Quảng Châu. Chẳng lẽ Lý Hồng Chí lại biết được, đi guốc trong đầu đức Phật Thích Ca Mâu Ni, căn cứ vào đâu để Lý Hồng Chí khẳng định đức Phật Thích Ca Mâu Ni khẳng định như vậy. Rõ ràng đây cũng là hành vi xuyên tạc hạ thấp vai trò của đức Phật Thích Ca Mâu Ni và tự đề cao mình.

Lý Hồng Chí là người sáng tạo ra Pháp Luân Công, Pháp Luân Công hay còn gọi là Đại Pháp mà Đại Pháp là trí tuệ của Sáng Thế Chủ cũng có nghĩa bản thân ông ta có trí tuệ của Sáng Thế Chủ (Đấng Sáng Tạo) bởi vì ông ta là người sáng lập ra cái Đại Pháp đó.

Một ví dụ cho thấy Pháp Thân của Lý Hồng Chí quản học viên “Pháp thân của tôi nhiều không tính được; không chỉ là số học viên này, dẫu nhiều hơn nữa tôi cũng quản được” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 41)

Thì hiện nay trên trang chủ của Pháp Luân Công như trang minhhui.org các từ Pháp Thân, Sư Phụ đã được dần thay thế bởi từ “Ông”.

Trích: “Đệ tử: Trong tình huống nào thì Pháp thân tự mình đi mất? Sư phụ: Chỉ cần chư vị là một người tu luyện thì ông sẽ quản chư vị, mãi cho tới khi chư vị viên mãn. Trừ phi không tu luyện nữa, triệt để không tu luyện nữa, ông cũng sẽ thất vọng, thấy chư vị quả thật không được nữa, vậy thì ông cũng không quản chư vị nữa. Pháp Luân cũng như vậy, chẳng hạn chư vị không tu luyện nữa, người thường liệu có thể mang một thứ như thế này sao? Chư vị muốn nó thì cũng vô dụng, bởi vì chư vị không tu luyện thì Nó cũng không khởi tác dụng đối với chư vị.” (Lý Hồng Chí, Trả lời câu hỏi giảng Pháp tại Diên Cát)

Nghĩa là trước đây thì Pháp Thân (Lý Hồng Chí) quản đệ tử chứ không phải “Ông” quản đệ tử thì hiện nay đã thay là “Ông”. Mà như chúng ta biết theo mở đầu Chuyển Pháp Luân đã đồng nhất “Sáng thế chủ” bằng “Ông” điều đó cho thấy Lý Hồng Chí đã có tham vọng trở thành Sáng Thế Chủ.

Các bằng chứng cho thấy tín đồ Pháp Luân Công đã đồng nhất Lý Hồng Chí thành Sáng Thế Chủ hay đấng sáng tạo như sau: Trích: “Trong tâm tôi thầm nghĩ: Mình là đệ tử của Sáng thế chủ!” [2]. Rõ ràng đệ tử Pháp Luân Công là đệ tử của Lý Hồng Chí chứ đâu phải là đệ tử của Sáng Thế Chủ. Nếu đệ tử của Lý Hồng Chí là đệ tử của Sáng Thế Chủ thì có nghĩa Lý Hồng Chí đã là Sáng Thế Chủ.

Trong các bài quảng cáo của Pháp Luân Công có tiêu đề “Cứu Thế Chủ là người sáng lập Pháp Luân Công” trên trang http://chanhkien.org cũng đã thay thế vai trò của Chúa Jesus bởi Lý Hồng Chí. Cụ thể như sau:

Trích: “Từ xưa đến nay, mỗi khi cầm “Thánh Kinh • Khải Huyền” lên, các tín đồ Cơ Đốc vẫn coi “Vua của các Vua, Chúa của các Chúa” là Chúa Jesus, thực ra đây là hiểu sai nghiêm trọng. Cứu Thế Chủ Thành Tín Chân Thật, “Vua của các Vua, Chúa của các Chúa” chính là người sáng lập Pháp Luân Công, đây mới là khải thị căn bản nhất của toàn bộ “Khải Huyền”!” [3]

Bài viết “Nhà Phong Thủy nổi tiếng Hàn Quốc sau khi xem Thần Vận phát biểu: Sáng Thế Chủ sẽ hạ thế để cải biến thế giới” trên trang tindachieu.com cũng đã ám chỉ Lý Hồng Chí là “Sáng Thế Chủ”.

Hình ảnh của Lý Hồng Chí được tín đồ Pháp Luân Công vẽ lại thông qua trả lời câu hỏi trong buổi giảng Pháp tại Diên Cát, Lý Hồng Chí. Đệ tử: Luyện công tới tầng thứ nào thì mới có Pháp thân? Sư phụ: Pháp thân kia đều là hình tượng của Phật. Tóc màu xanh lam, mặc áo cà sa màu vàng, tu luyện phải đạt tới tầng thứ đó mới có thể tu xuất Pháp thân.

Lý Hồng Chí kẻ phỉ báng Phật giáo, phỉ báng đức Phật Thích Ca Mâu Ni đồng thời trộm áo cà sa của Phật giáo.

Trong quan điểm hình thành vũ trụ của Pháp Luân Công khác căn bản quan điểm hình thành vũ trụ của Phật giáo. Trong khi Phật giáo chủ thuyết không có “Đấng sáng tạo” thì Lý Hồng Chí giả danh Phật pháp mà ông ta gọi là pháp môn cao nhất của Phật Gia, một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật pháp được đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói đến tuyên truyền cái học thuyết “Đại Giác Giả”, “Thần” kiến tạo vũ trụ (Đại Giác Giả được hiểu là người giác ngộ lớn).

Trích: “Khi vũ trụ mới được những Đại Giác Giả cực cao cực cao kiến tạo lại mới xong rồi, trong đó vẫn có [còn tồn tại] một số không bị nổ chết.

Các Đại Giác Giả kiến tạo vũ trụ [mới] này là chiểu theo đặc tính của bản thân mình, [theo] tiêu chuẩn của bản thân mình mà kiến tạo vũ trụ ấy; do đó [so] với đặc tính vũ trụ của thời kỳ trước đó có những chỗ bất đồng.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 90).

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 11.2017 Ly Hong Chi chuyen tu dang sang tao the gioi sang dang sang tao vu tru 2

Trích: “Lại nói, đệ tử Đại Pháp nếu tu thành viên mãn, thành Thần, Phật, [khi] họ muốn tạo một thế giới cho bản thân mình, thì một niệm là thành, vì pháp của họ là ‘hiện thành’;

…. Dẫu huỷ hoại bao nhiêu, làm mất mát bao nhiêu thì chỉ là xét xem cần hay không cần, nếu thấy cần thì đều có thể thành; thậm chí khôi phục lại hoàn toàn không khác một chút nào cũng đều làm được.” (Lý Hồng Chí, Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles 2006).

Đệ tử của Lý Hồng Chí mà còn có khả năng hô biến một cái tạo ra được một thế giới thì rõ ràng là Lý Hồng Chí hoàn toàn có thể hô biến một cái ra cả vũ trụ.
Không những Lý Hồng Chí có hành vi bài xích xuyên tạc Phật giáo, hạ thấp Phật Thích Ca Mâu Ni, Lý Hồng Chí còn xuyên tạc bài xích cả chúa Jesus và đức Chúa Cha Giê-hô-va nói rằng Thiên Chúa giáo hiện nay cũng đã mạt pháp, giáo lý bị sai lệch.

Ví dụ: “Đệ tử: Con là giáo đồ Ki-tô đã được mục sư làm lễ rửa tội?

Sư phụ: Có thể tu Đại Pháp như nhau. Luyện Pháp Luân Đại Pháp chư vị muốn luyện thì cứ luyện không sao cả. Ai cũng sẽ không trừng phạt chư vị, đều là tu luyện chính Pháp. Chư vị muốn ở môn nào là do chư vị quyết định, tôi bảo chư vị rằng Ki-tô giáo nó cũng là chính giáo. Chỉ là đều ở vào thời kỳ mạt Pháp rồi, giáo nghĩa đều [bị] con người ngày nay lý giải sai lệch rồi. Nhưng tôi không nhìn thấy trong thiên quốc của Giê-su có người phương Đông. Giê-su và Giê-hô-va đương thời đều không bảo [tôn] giáo của Họ truyền về hướng Đông.” (Lý Hồng Chí, Trả lời câu hỏi trong buổi giảng Pháp tại Diên Cát)

Lý Hồng Chí cũng có hành vi xuyên tạc quan điểm truyền thống của đạo giáo đối với vị trí của đức Nguyên Thủy Thiên Tôn là vị thần lớn nhất.

Ví dụ: “Đệ tử: Nguyên Thủy Thiên Tôn là Giác Giả cao nhất trong vũ trụ phải không? Sư phụ: Kỳ thực đây toàn là phương phức tư tưởng của người thường, ngay bản thân [nó] có mang theo sự bất kính. [Ông có] công cao hơn Như Lai một chút, không phải là Thần lớn nhất.” (Trích tại bài giảng của Lý Hồng Chí, trả lời câu hỏi trong buổi giảng pháp tại Diên Cát). Đây là nội dung xuyên tạc vì đồng một lúc Lý Hồng Chí cho rằng Như Lai (đức Phật Thích Ca Mâu Ni) thấp hơn Nguyên Thủy Thiên Tôn và vẫn chưa phải là cao nhất điều đó là trái với quan điểm truyền thống của Phật giáo và Đạo giáo.

Không những bài xích các tôn giáo, mà Lý Hồng Chí còn bài xích hạ bệ luôn cả các trường phái trong Phật giáo.

Ví dụ: “Đệ tử: Xin Thầy giải thích một chút về những thứ như phòng ốc, mộ tổ, phong thủy được nói đến trong Thái Cực, Bát Quái? Sư phụ: Chư vị hãy mau chóng vứt bỏ hết những thứ này đi, đây đều là những thứ trong tiểu đạo thế gian.” (Trích tại bài giảng của Lý Hồng Chí, trả lời câu hỏi trong buổi giảng pháp tại Diên Cát). Rõ ràng Lý Hồng Chí đã bài xích tuyên truyền vứt bỏ Bát Quái Phong thủy coi những học thuyết này là Tiểu Đạo Thế Gian.

Lý Hồng Chí, kẻ phỉ báng xúc phạm tôn giáo khác, xúc phạm đức chúa trời Giê-hô-va và Chúa Jesus nhưng được tín đồ Pháp Luân Công vẽ cánh cho để giống thiên thần.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 11.2017 Ly Hong Chi chuyen tu dang sang tao the gioi sang dang sang tao vu tru 3

Ví dụ: “Đệ tử: Nghiên cứu Chu Dịch có thể luyện Pháp Luân Đại Pháp không? Sư phụ: Tốt nhất là chư vị hãy buông bỏ, bên trong đó cũng mang theo một số thứ khác. So với Đại Pháp thì nó quá nhỏ bé, không đáng để người tu Đại Pháp nghiên cứu, trừ khi đó là công tác bình thường của chư vị.” (Trích tại bài giảng của Lý Hồng Chí, trả lời câu hỏi trong buổi giảng pháp tại Diên Cát).

Rõ ràng dẫn chứng trên chứng minh rằng Lý Hồng Chí đã bài xích tuyên truyền vứt bỏ Chu Dịch, coi Chu Dịch chỉ là một thứ quá nhỏ bé không đáng so với Pháp Luân Công.

Ví dụ: “Đệ tử: Pháp môn này của chúng ta có phải là siêu xuất khỏi pháp môn Quan Âm và Di Lặc? Sư phụ: Quan Âm không có pháp môn, Di Lặc cũng không có pháp môn, là do ma loạn Pháp mà bịa ra.” (Trích tại bài giảng của Lý Hồng Chí, trả lời câu hỏi trong buổi giảng pháp tại Diên Cát).

Như trên chúng ta thấy khi trả lời câu hỏi trong buổi giảng pháp tại Diên Cát Lý Hồng Chí cho rằng pháp môn của Quan Âm, Di Lặc là ma loạn pháp làm ra. Thì mười năm sau, bắt đầu khoảng năm 2009 cho đến nay các trang web quảng cáo của Pháp Luân Công lại xuyên tạc kinh Phật gán ghép trứng công trùng là Hoa Ưu Đàm mượn uy tín của kinh Phật để gán ghép Lý Hồng Chí là Phật Di Lặc.

Trích: “Tôi không phải Chúa Giê-su, tôi cũng không phải Phật Thích Ca Mâu Ni; nhưng pháp của tôi đã tạo ra hàng triệu triệu Chúa Giê-su và Phật Thích Ca Mâu Ni, họ là những người dám bước đi trên con đường chân lý, dám vì chân lý mà hy sinh mạng sống, dám vì cứu độ chúng sinh mà hiến thân (vỗ tay hồi lâu).” (Khẳng định trên của Lý Hồng Chí được trích ra trong buổi giảng Pháp ngày 22 tháng 7 năm 2002 tại Washington DC) Rõ ràng điều đó là đã hạ thấp giáo chủ của Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

Như vậy các chủ đề mà Pháp Luân Công tuyên truyền có nhiều nội dung mê tín dị đoan, thần quyền giáo chủ, bài xích hạ thấp tôn giáo khác, tuyên truyền xóa bỏ tôn giáo khác, điều đó chứng minh Pháp Luân Công không phải là môn khí công thông thường như đa số người dân lầm tưởng.

Tác giả: Nguyễn Văn Quang
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 11/2017

———————

Tài liệu tham khảo:
[1]-Lý Hồng Chí “tự xưng là đấng sáng tạo ra thế giới”
http://phatgiáo.org.vn/y-kien/201709/Ly-Hong-Chi-tu-xung-la-dang-sang-tao-ra-the-gioi-28544/

[2]-http://vn.minghui.org/news/75635-chinh-la-phap-da-cuu-nguoi.html
[3]-Giải mã «Khải Huyền» (4): Cứu Thế Chủ là người sáng lập Pháp Luân Công http://chanhkien.org/2012/07/giai-ma-khai-huyen- 4-cuu-the-chu-la-nguoi-sang-lap-phap-luan-cong.html
[4]-Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006], Lý Hồng Chí, Ngày 25 tháng 2, 2006 http://vi.falundafa.org/ lectures/20060225L.html

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

1 bình luận

Doan van thong 23/02/2021 - 08:38

Giống như lý tiểu long vậy thôi, gom những gì tinh túy đã học được, sáng tạo ra môn võ riêng mình chứ có gì đâu mà nói đủ điều

Trả lời

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường