Trang chủ Văn hóa Lễ và hội chùa ở ba miền

Lễ và hội chùa ở ba miền

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Mục lục bài viết

Miền Bắc:

Lễ hội chùa Hương: Khai hội từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng Ba Âm lịch, đây cũng là lễ hội kéo dài nhất trong cả nước.

Hội Lim (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh): Đây cũng là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh. Hàng năm, hội Lim được tổ chức trong ngày 12 và 13 tháng Giêng Âm lịch.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2017 Le va hoi chua o ba mien

Hội chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) được tổ chức từ ngày 3 đến ngày 5 Tết hàng năm, trong đó ngày mùng 4 là chính hội.

Hội Gióng: Hội Gióng Phù Đổng là hội làng truyền thống tưởng nhớ công đức của Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), được tổ chức thường niên tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội vào ngày 6-8 tháng Giêng Âm lịch.

Lễ hội Chùa Thầy. Ngôi chùa ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội gắn liền với những năm tháng cuối đời của thiền sư Từ Đạo Hạnh thời Lý. Hội diễn ra từ ngày 5-7 tháng Ba Âm lịch.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2017 Le va hoi chua o ba mien 2

Hội chùa Láng tại làng Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội diễn ra trong thời gian nửa đầu tháng Ba Âm lịch, trong tiết Thanh minh ấm áp.

Giỗ Tổ Hùng Vương. Lễ hội chính được tổ chức vào ngày 10 tháng Ba Âm lịch hàng năm tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, Tp.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Lễ hội Xuân Ngọa Vân. Lễ hội xuân Ngoạ Vân (xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.

Lễ hội Yên Tử: Là lễ hội được tổ chức tại khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba Âm lịch.

Chùa Ba Vàng (Tp.Uông Bí, Quảng Ninh). Hội xuân tổ chức ngày 08 tháng Giêng hàng năm.

Hội xuân chùa Hang. Lễ hội diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng tại tại xóm Đồng Chùa, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Hội Xuân chùa Tân Thanh. Tổ chức vào ngày 09 tháng Giêng tại chùa Tân Thanh, cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn)

Hội chùa Tam Thanh (phường Tam Thanh, Tp. Lạng Sơn) được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng Âm lịch.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2017 Le va hoi chua o ba mien 4

Lễ hội Chùa Keo: Diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng Âm lịch xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Nơi đây thờ thiền sư Không Lộ, người có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc sư.

Chùa Côn Sơn: Lễ hội chùa Côn Sơn (phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) chính thức bắt đầu từ ngày 15 tháng Giêng tới hết ngày 22 tháng Giêng, tuy nhiên hiện nay lễ hội này thường bắt đầu từ ngày mùng 10 đến hết tháng Giêng.

Lễ hội chùa Nhẫm Dương: hàng năm vào các ngày 5, 6 và 7 tháng Ba Âm lịch, tại xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Hội chùa Đức La: xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang tổ chức vào ngày 14 tháng Hai Âm lịch hàng năm.

Hội chùa Bổ Đà: xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang được tổ chức từ ngày 16 – 18 tháng Hai Âm lịch hàng năm tại khu vực núi Bổ Đà.

Miền Trung:

Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức vào ngày 17 đến 19 tháng Hai Âm lịch hàng năm tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Lễ hội chùa Hoằng Phúc (xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình). Được tổ chức dự kiến vào ngày 20-21 tháng Giêng.

Hội chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, tỉnh Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Tổ chức Hội khai xuân vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2017 Le va hoi chua o ba mien 3

Miền Nam:

Lễ hội chùa Bà (đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) tổ chức hàng năm từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng Âm lịch với nhiều chương trình lễ hội đặc sắc: lễ cúng Bà, đấu giá lồng đèn, rước kiệu Bà,…

Lễ hội Quán Âm Nam Hải Bạc Liêu tổ chức từ ngày 22 đến 24 tháng Ba Âm lịch hàng năm tại khu Quán Âm Phật đài tại phường Xa Mát thị xã Bạc Liêu.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 1/2017

 

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường