Trang chủ Đời sống Lan tỏa tư duy thiện lành để có cuộc sống thiện lành

Lan tỏa tư duy thiện lành để có cuộc sống thiện lành

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Trong cuộc sống, bản thân tôi cũng như mọi người luôn có sự trải nghiệm hoàn toàn không giống nhau, từ góc độ suy nghĩ đến phạm vi thực hành đều không ngoài mục đích, làm thế nào để giữ vững được tâm mình ngay phút giây hiện tại; mà khi xưa cách hơn hai nghìn năm trước, đức Phật đã từng dạy rằng:

“Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập.”[1]

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Chung tay day lui Covid

Đó mới là vấn đề quan trọng, mà không chỉ dành riêng cho những người học Phật như chúng ta đây. Hơn thế ấy, “phương pháp này rất cần sự lan tỏa” đến tất cả mọi người ở khắp nơi hãy cũng nhau trải nghiệm, để có được những phút giây an bình và thảnh thơi; đặc biệt là những ai đang sống trong khoảng thời gian vì giãn cách xã hội; do dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến rất phức tạp ở hầu hết các tỉnh thành trên khắp cả nước. Do vậy, mà sự chính niệm của mỗi người cần nên duy trì hơn nữa, đối với những trường hợp “ngàn cân treo sợi tóc”[2] như hiện nay.

Đứng trước sự cấp bách ấy, tôi liền nhớ đến những lời dạy rất chân thành của Tổ Qui Sơn trong “Qui Sơn Cảnh Sách” như sau: “Vô thường lão bệnh bất dữ nhân kỳ. Triêu tồn tịch vong, sát na dị thế. Thí như xuân sương, hiểu lộ, thúc hốt tức vô; ngạn thọ, tỉnh đằng, khởi năng trường cửu. Niệm niệm tấn tốc, nhất sát na gian, chuyển tức tức thị lai sinh. Hà nãi yến nhiên không quá?”. Tạm dịch: “Vô thường, già, bệnh chẳng hẹn cùng người. Sáng còn tối mất, chỉ trong khoảng sát na (giống như một nháy mắt) đã qua đời khác. Ví như sương mùa xuân, mốc sáng sớm, phút chốc liền tan. Cây bên bờ vực, dây trong miệng giếng há được lâu bền. Niệm niệm qua nhanh, chỉ trong khoảng sát na, chuyển hơi thở đã là đời sau, sao lại an nhiên để ngày tháng trôi suông vô ích?”[3].

Tuy nhiên, trong hai tháng trở lại đây, tôi thường theo dõi tin tức trên nhiều trang báo điện tử khác nhau và thấy có không ít các tăng ni trẻ của Phật giáo, đã mạnh dạn đăng ký tham gia làm tình nguyện viên, nhằm hỗ trợ cho tuyến đầu chống dịch. Đối với cá nhân tôi mà nói, đây là một việc làm vô cùng thiết thực và đầy ý nghĩa vị tha, nhưng không phải ai cũng dám đối mặt với những chướng ngại này. Tôi thật sự rất khâm phục họ, ở sự tự tin và lòng từ bi của họ mới có thể chiến thắng được các sợ hãi trong tư tưởng. Có như thế, thì hình ảnh dấn thân của những người con Phật, sẽ không bao giờ bị giới hạn bởi yếu tố sinh tử và khổ đau ở một kiếp người luôn có giới hạn.

Có lẽ, đại dịch này đã làm cho nhân loại cần phải biết trân quí hơn về “sự sống” và đặc biệt là “môi trường ở xung quanh ta”. Không phải chúng ta cứ ỷ mạnh hiếp yếu và lấn lướt những người khác, mới là điều đáng để tiếp tục làm. Tất cả những điều lươn lẹo kia, chỉ là phương châm sống ích kỷ và luôn làm tôi tế cho tham, sân, si chứ thật sự chẳng có một lợi ích nào bền lâu. Cùng lắm, cũng chỉ làm thỏa mãn đối với bản ngã, mà vốn dĩ nó luôn bị Vô minh dắt dẫn và trói buộc mà thôi.

Chỉ mong mọi người nên thức tỉnh lại với chính mình, và không có gì để giúp cho chúng ta làm hành trang trên bước đường tu tập, bằng sự duy trì được chính niệm nơi tâm mình; trước những Vô thường và hiểm nguy trong cuộc sống.

Thích Vạn Ngộ

—————-

Chú thích:
[1]. Kinh Trung Bộ -134, Kinh Nhất Dạ Hiền Giả.
[2]. Thành Ngữ Việt Nam
[3]. Qui Sơn Cảnh Sách.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường