Trang chủ Chuyên đề Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững vàng đường hướng Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội

Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững vàng đường hướng Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Trải qua 40 năm hình thành và phát triển tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã kế thừa truyền thống hơn hai nghìn năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, Giáo hội đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 9.2021 Giao hoi Phat giao Viet Nam vung vang duong huong Dao Phap Dan Toc CNXH 1

1. Những đóng góp của Phật giáo trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước

Phát huy truyền thống yêu nước, yêu dân tộc của Phật giáo Việt Nam, GHPGVN luôn đồng hành cùng dân tộc qua một số hoạt động cụ thể, như sau:

Tuyên truyền và giảng giải ý nghĩa của việc hạn chế sát sinh, không săn bắt các loài thú hoang dã…không phá rừng mà tăng cường trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ không dùng đồ nhựa một lần (chống rác thải nhựa) là để bảo vệ môi trường, vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của con người.

Động viên bà con nhân dân phật tử thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong an ninh trật tự xã hội, thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nay là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh…

Tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt văn hóa giao thông mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đã ký kết.

Đặc biệt năm 2021 với đại dịch Covid-19, Phật giáo đã có nhiều hoạt động của các cấp giáo hội và đông đảo tăng, ni, phật tử trợ giúp kịp thời, thiết thực, hiệu quả trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 và chung tay cùng các cấp chính quyền và nhân dân chăm lo, chia sẻ, giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn, các trường hợp người khuyết tật, neo đơn, người nghèo, lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19 và thiên tai bão lũ tại miền Trung.

GHPGVN nhiều năm qua đã có những hoạt động thiết thực để góp phần làm giảm sự xuống cấp đạo đức trong thanh thiếu niên. Từ Trung ương Giáo hội đến các địa phương, các chùa, tự viện, thiền viện… đã tổ chức nhiều khóa tu dành cho thanh thiếu niên, các trại hè thanh thiếu niên, các hoạt động Phật pháp… Thông qua đó giáo dục các em hiểu được lễ nghi, phải trái, hiếu thuận, nhân quả, tội phúc, sự biết ơn, đền ơn, báo ân, báo hiếu cha mẹ, thầy cô… để các em có được nếp sống lành mạnh, văn minh, biết ơn với tổ tiên, ông bà và có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

Tư tưởng nhập thế Phật giáo đã góp phần xây dựng chuẩn mực đạo đức con người, đưa con người đến cuộc sống “chân – thiện – mỹ”, từ đó làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 9.2021 Giao hoi Phat giao Viet Nam vung vang duong huong Dao Phap Dan Toc CNXH 2

Bên cạnh đó, ngày nay, các điểm du lịch tâm linh thường gắn với đền, chùa, lăng tẩm, tòa thánh và lễ hội. Cả nước có gần 500 ngôi chùa được xếp hạng di tích quốc gia. Đây chính là những điểm thu hút du khách tới tham quan, chiêm bái, nghe giảng và trải nghiệm đời sống thiền tu. Như vậy, các điểm hành hương tâm linh còn tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người ổn định cuộc sống, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội.

Phật giáo đã giúp giảm gánh nặng cho xã hội bằng việc chung tay cùng các cấp chính quyền giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, ổn định cuộc sống, ngoài ra, Giáo hội còn thông qua công tác phúc lợi xã hội như khám chữa bệnh miễn phí tại các chùa, tự viện trên cả nước, đào tạo miễn phí dạy nghề và giới thiệu việc làm cho hàng nghìn học viên.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đã nhanh chóng được bản địa hóa. Trong lịch sử phát triển của mình, Phật giáo đã để lại cho dân tộc nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần có giá trị đặc sắc. Khối di sản này bao gồm hệ thống không gian, kiến trúc chùa tháp, các tác phẩm điêu khắc tượng thờ, tranh thờ Phật giáo, hoành phi, câu đối, đồ thờ cúng, nhạc khí…cùng những giá trị tư tưởng, đạo đức, văn hóa Phật giáo.

Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc với những đặc trưng khiêm cung, giản dị, hài hòa, cân đối, vừa phù hợp với không gian tâm linh, vừa gắn bó hữu cơ với cảnh quan chung. Từng bộ phận kiến trúc, từng pho tượng, bức tranh, đồ thờ tự… trong các ngôi chùa đều là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ. Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hóa phong phú và độc đáo của dân tộc.

Công tác từ thiện xã hội là những hoạt động phật sự đạo đức mang tính tích cực và trong sáng, thể hiện tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội. Vì thế, các công tác liên quan đến từ thiện xã hội đều được Giáo hội quan tâm sâu sắc, chỉ đạo động viên tăng, ni, phật tử và các chùa, tự viện các thành viên thực hiện công tác từ thiện thường xuyên, liên tục, kịp thời.

Với hệ thống trên 165 cơ sở Tuệ Tĩnh đường, hơn 600 phòng chẩn trị y học dân tộc, trên 10 phòng khám Tây y, Đông Tây y kết hợp đang hoạt động có hiệu quả, khám và phát thuốc miễn phí cho hàng chục ngàn lượt bệnh nhân với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng.

Giáo hội luôn có mặt đúng lúc và kịp thời cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt và tham gia tích cực ủng hộ phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm sóc các đối tượng người có công với đất nước. Phát quà từ thiện, xây cầu, làm đường, phát xe lăn, hiến máu nhân đạo, quỹ khuyến học, ủng hộ các chiễn sỹ biển đảo bám biển Hoàng Sa, Trường Sa của tổ quốc…

Đặc biệt Giáo hội còn thực hiện công tác cứu trợ quốc tế như cứu trợ nhân dân các nước Đông Nam Á bị sóng thần, đồng bào vùng Đông Bắc Nhật Bản bị động đất và sóng thần, động đất tại Nepal.

2. Đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong quan hệ quốc tế

Ngay từ khi mới thành lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tích cực thể hiện tư cách là thành viên sáng lập và làthành viên của các tổ chức Phật giáo quốc tế như: Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới tại thủ đôColombo, Srilanka; Hội Phật giáo Châu Á vì Hòa Bình; thành viên sáng lậpHội Phật giáo Thế giới Truyền bá Chính pháp; thành viên Hội Đệ tử Như Lai Tối Thượng(Sri Lanka); thành viên Ủy Ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (IOC, Thái Lan); thành viên Ủy ban Đại học và Cao Đẳng Phật giáo Thế giới tại Thái Lan; thành viên Hội SakyadhitaThế giới; thành viên tổ chức Liên minh Phật giáo Toàn cầu tại Ấn Độ…

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 9.2021 Giao hoi Phat giao Viet Nam vung vang duong huong Dao Phap Dan Toc CNXH 4

GHPGVN nhận cờ “Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc của Thủ tướng Chính phủ tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII – Ảnh: Minh Nam

GHPGVN đã và đang liên kết thân hữu với các nước Phật giáo Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Myamar, Mông Cổ, Tích Lan, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc Pháp,vùng lãnh thổ Đài Loan và một số các nước Châu Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ…

GHPGVN đã thành lập và lãnh đạo các Hội Phật tử Việt Nam tại các nước như: NhậtBản, Đức, Bỉ, Pháp, Cộng hòa Séc, Ucraina, Hungary và Tiệp Khắc, Hàn Quốc…

Đón tiếp các Phái đoàn đến thăm và giao lưu nhằm góp phần trao đổi những kinh nghiệm quýbáu trên các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục và từ thiện xã hội, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị đốivới các nước Phật giáo trong vùng và trên thế giới.

Giáo hội còn cử đại diện tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề về văn hoá, đạo đức, giáo dục Phật giáo và môi trường, góp phần trao đổi những kinh nghiệm quýbáu trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và từ thiện xã hội, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị đốivới các nước Phật giáo trong vùng và trên thế giới.
Không chỉ đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc trong nước, mà còn góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua những lần tổ chức thành công Đại lễ VESAK Liên hợp quốc, Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo ASEAN và nhiều hoạt động Phật giáo có ý nghĩa khác.

3. Đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phật giáo Việt Nam là tôn giáo có truyền thống “hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc”, luôn gắn bó với vận mệnh của đất nước. Lịch sử đã chứng minh, khi đất nước hùng cường thì Phật giáo hưng thịnh; khi Tổ quốc lâm nguy, Phật giáo sẵn sàng đứng lên tham gia chống giặc ngoại xâm, góp phần giành lại độc lập cho dân tộc.

Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của PGVN, GHPGVN đã đồng hành cùng nhân dân cả nước tiến hành công cuộc đổi mới trong tinh thần hòa hợp, đoàn kết và với phương châm “phụng đạo, yêu nước”, Giáo hội đã quan tâm hướng dẫn tín đồ, phật tử sinh hoạt theo đúng chính pháp, góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh và có những hoạt động đáp ứng cho nhu cầu tâm linh của đông đảo phật tử; phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của tăng, ni, phật tử; là nguồn cổ vũ lớn lao cho tăng ni, phật tử ở trong và ngoài nước tin tưởng vào đường hướng hành đạo của Giáo hội, góp phần làm cho Giáo hội ngày càng phát triển vững mạnh trong lòng dân tộc.

Với tư cách là thành viên trong khối Đại đoàn kết toàn dân, GHPGVN, tăng, ni, phật tử Việt Nam luôn luôn gắn bó với dân tộc trong mọi hoạt động xã hội, thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Các Ban Trị sự tỉnh/thành hội Phật giáo trong toàn quốc thường xuyên động viên tăng, ni, phật tử tại địa phương hoàn thành tốt các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh trên địa bàn khu dân cư, tham gia các đoàn thể, các hoạt động xã hội, vì lợi ích của đất nước và dân tộc như tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp từ trung ương đến địa phương.

Nhiều vị chức sắc tu hành được người dân tin tưởng bầu là Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; vai trò đặc biệt của sư sãi trong việc vận động quần chúng xây dựng đời sống văn hóa, kinh tế xã hội ở các địa bàn dân cư. Các vị tăng, ni tiếp tục đẩy mạnh việc truyền bá đạo pháp tại vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo để tinh thần Phật giáo tiếp tục được lan tỏa nơi phên dậu của Tổ quốc.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 9.2021 Giao hoi Phat giao Viet Nam vung vang duong huong Dao Phap Dan Toc CNXH 3

4. Mục tiêu của Giáo hội – tiếp tục vững vàng đường hướng Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra 09 mục tiêu để nâng cao tầm vóc của Phât giáo nước nhà trong sư đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước, cụ thể là:

1. Phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế, kiên định lý tưởng: Đạo pháp – Dân tộc -CNXH;

2. Đổi mới sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, trong phương thức hướng dẫn phật tử. Định hướng pháp môn tu tập phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp trong xã hội và xiển dương đạo đức học Phật giáo góp phần xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội;

3. Nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và tu học tại các cơ sở đào tạo tăng, ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

4. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam đảm bảo có sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế;

5. Mở rộng hoạt động đối ngoại đa phương theo định hướng ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân. Chủ động, tích cực trong quan hệ đối ngoại với các tổ chức Phật giáo và tổ chức tôn giáo thế giới. Kết nối chặt chẽ với các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài;

6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu Phật học và nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo. Tập trung nghiên cứu có định hướng, khẳng định và làm nổi bật tinh hoa, bản sắc của Phật giáo Việt Nam;

7. Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các hoạt động phật sự, quản lý tự viện, sinh hoạt của tăng, ni theo đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật Nhà nước;

8. Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của tăng ni, phật tử, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN;

9. Định hướng tự chủ tài chính trong các hoạt động phật sự của Giáo hội qua việc xây dựng mô hình kinh tế Phật giáo ở những lĩnh vực hợp lý. Khuyến khích phát triển kinh tế tự túc của các cơ sở tự viện. Kêu gọi tăng ni, phật tử tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội, hưởng ứng phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm lo công tác an sinh xã hội cho cộng đồng xã hội.

5. Giải pháp phát triển và nâng

tầm vóc của tổ chức Giáo hội, đóng góp hiệu quả, thiết thực bằng các việc làm cụ thể trong công cuộc đồng hành cùng dân tộc Để thực hiện những mục trên thì GHPGVN cần thực hiện đúng theo tinh thần “Duy tuệ thị nghiệp”, đi đúng trên đôi chân của chính mình, có như vậy vai trò của GHPGVN mới được khẳng định hơn nữa, bằng nhiều cách:

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 9.2021 Giao hoi Phat giao Viet Nam vung vang duong huong Dao Phap Dan Toc CNXH 5

Chú trọng đào tạo tăng tài đáp ứng đủ số lượng, chất lượng phân bổ đồng đều trên cả nước. Để thực hiện được nhiệm vụ chiến lược đó đòi hỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần có tầm nhìn, có kế sách bài bản, đào tạo và sử dụng khuyến tấn tăng, ni dấn thân phụng sự đạo pháp; mặt khác phải dũng cảm gạt bỏ rào cản kỹ thuật, các tập quán cố hữu theo tư tưởng cục bộđể tăng, ni trẻ có cơ hội cống hiến, dấn thân phụng sự đạo Pháp và dân tộc.

Đẩy mạnh hoằng pháp, truyền thông bằng cách áp dụng các tiến bộ của khoa học để cho người dân nói chung đã có tín ngưỡng và yêu mến đạo Phật có cái hiểu chính tín về đạo Phật, biết ứng dụng triết lý đạo Phật vào cuộc sống mang lại lợi lạc và hạnh phúc cho số đông nhân dân.

Phát huy truyền thống và bản sắc của Phật giáo Việt Nam cần có sự thống nhất kinh sách, Việt hóa về kinh điển, thống nhất về nghi lễ trên toàn quốc để đảm bảo sự thống nhất và trang nghiêm của Phật giáo.

Hoạt động từ thiện phải dựa trên tinh thần tứ vô lượng tâm “từ bi, hỷ xả”, “thương người như thể thương thân” để đạt được hiểu quả cao nhất, tránh những hành vi trục lợi, làm hình ảnh thương hiệu, gây ảnh hưởng xấu đến Phật giáo. Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức tài trợ cho công tác xã hội phải công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật và phục vụ công việc hiệu quả.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về Phật giáo, đặc biệt là với các nước có truyền thống Phật giáo và có mối quan hệ truyền thống với dân tộc Việt Nam; đẩy mạnh quan hệ Phật giáo quốc tế, giữa các giáo hội và tông môn, pháp phái Phật giáo trên toàn thế giới, trong sứ mệnh phục vụ nhân sinh, thiết lập hoà bình.

Giáo hội cũng sẽ khắc phục bệnh hình thức, lâu nay quá chú trọng về phần nghi lễ hình tướng thì nay sẽ chú trọng hơn về hoằng pháp, giáo dục, văn hóa, truyền thông để Phật giáo đi vào đời sống có chiều sâu hơn, vững bền hơn.

Tin rằng những giải pháp phát triển đồng bộ trên đây một khi Giáo hội thực hiện thành công trên cơ sở nội lực tự sinh của tổ chức và sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành hữu quan của Nhà nước thì sẽ góp phần nâng tầm vóc của tổ chức Giáo hội, đóng góp hiệu quả, thiết thực hơn vào công cuộc phát triển đất nước, cụ thể cũng chính là nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức – Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững vàng đường hướng Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội.

Hòa thượng TS Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự – Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 9/2021 (Số 170)

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường