Trang chủ Chuyên đề Đừng “tàn phá” những phong tục đẹp ngày xuân

Đừng “tàn phá” những phong tục đẹp ngày xuân

Đăng bởi: Tâm Đạt
ISSN: 2734-9195

Một mùa xuân nữa lại về! Những chồi non xanh mơn mởn vươn mình đón nắng, những cánh hoa đua nhau khoe sắc thắm, cũng là lúc mùa xuân len về qua khóm đào trong từng cơn gió lạnh, trong từng hạt sương mai trong veo buổi sớm. Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây, mang ý nghĩa nhân văn vô cùng thiêng liêng, thể hiện khao khát của con người về sự hài hòa giữa Thiên – Địa – Nhân.

dung tan pha nhung phong tuc dep ngay xuan 01

Theo truyền thống, người Việt đón Tết với nhiều phong tục như cúng Giao thừa, hái lộc đầu năm, xông đất, đi lễ chùa,… Có thể thấy, những phong tục do cha ông để lại thường mang ý nghĩa đẹp đẽ, tích cực, có giá trị lớn về mặt tinh thần, giàu tính dân tộc. Ngày nay với nhịp sống gấp gáp, những phong tục tốt đẹp ấy đang dần bị biến đổi, mất dần đi giá trị nguyên bản và nhân văn đẹp đẽ. Hiện nay chúng ta nhận ra các phong tục Tết đang tồn tại dưới hai hình thức:

– Những tập tục mang màu sắc mê tín, dị đoan như: xem bói, đi lễ “theo tour”, đốt vàng mã… khiến những phong tục đẹp ngày Tết bị biến tướng theo hướng tiêu cực.

– Hình thức thứ hai là những tập tục truyền thống được thực hiện dưới cái nhìn chánh kiến, tri thức của Phật giáo. Tinh thần Phật giáo dựa trên cơ sở đạo đức nhân bản, nhân quả, nên cách nhìn nhận về phong tục, tập quán cũng có sự thay đổi, từ đó giúp điều chỉnh hành vi con người theo hướng tích cực, nhân văn hơn.

Đơn cử như tục hái lộc đầu xuân, đây là một phong tục ngày Tết truyền thống mang ý nghĩa tượng trưng về mặt tinh thần. Theo quan niệm cổ truyền, vào thời khắc giao thừa hoặc sớm mùng Một Tết, mọi người thường xin một cành lộc nhỏ nơi đền, chùa,… với ý nghĩa tượng trưng là mang lộc chồi, mang sự sinh sôi nảy nở về nhà, cầu mong một năm mới nhiều may mắn, tốt lành sẽ đến với gia đình mình.

Gọi là tục hái lộc đầu xuân nhưng không phải người dân Việt Nam nào cũng hiểu đúng về ý nghĩa của phong tục này. Trong “hái lộc đầu năm”, lộc ở đây chính là một mầm non bé bỏng vừa nhú ra từ thân cây, nách lá. Lộc tượng trưng cho những gì mới được hình thành,… Trước đây, khi dân cư thưa thớt, vườn chùa còn rộng rãi thì tục hái lộc đầu xuân là một nét đẹp văn hóa nhưng đi cùng với thời đại thì dân số ngày càng đông đúc, diện tích các đền chùa ngày càng bị thu hẹp và cây cối trong chùa cũng thưa thớt theo.

Tuy nhiên, trong những năm gần việc lạm dụng và hiểu nhầm ý nghĩa tượng trưng của tục hái lộc đầu xuân đã gây ra sự phá hoại môi sinh, môi trường. Nhiều người thiếu ý thức khi bẻ những cành cây đang mơn mởn lộc non đầy nhựa sống. Bên cạnh đó có nhiều quan niệm hái được càng nhiều lộc càng tốt, những cành càng to thì lộc sẽ càng nhiều. Chính vì những suy nghĩ mang tính chất phiến diện đó mà một tình trạng đáng buồn đang xảy ra, các cây lâu niên tại đình, chùa đều bị bẻ trụi cành, xơ xác.

dung tan pha nhung phong tuc dep ngay xuan 02

Chùa Liên Phái, Hà Nội – Ảnh: St

Trong sương đêm se lạnh, trong thời khắc Giao thừa thiêng liêng, trong sự tịnh tâm nhìn lại mình, lộc non nơi sân chùa gợi cho ta nguồn hy vọng bình an về một năm mới. Hái lộc là tập tục tốt đẹp của dân tộc, nhưng chúng ta cần có một cái nhìn đúng đắn trong suy nghĩ cũng như trong hành động về việc hái lộc đầu xuân, để mùa xuân mãi là mùa sinh sôi của vạn vật, mùa của những sức sống bất diệt.

Bên cạnh đó, còn có tục phóng sinh vào dịp đầu năm. Đây là hành động không chỉ gắn liền với đức hiếu sinh của đạo Phật mà còn thể hiện những khát vọng về cuộc sống an lành, hạnh phúc của người Việt khi bước sang năm mới. Chúng ta ước mơ xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, hòa mình cùng thiên nhiên và đây chính là kết quả của sự bồi đắp văn hóa của người Việt Nam.

Nói về nghi thức phóng sinh vốn để thể hiện tấm lòng từ bi, mong muốn đem lại sự sống an lạc cho muôn loài. Nhưng theo thời gian, ý nghĩa của việc phóng sinh cũng dường như bị phai nhạt dần và mang nặng về tính hình thức như: phóng sinh đặt trước với số lượng lớn, phóng sinh “quay vòng”,…

Phóng sinh phải phát xuất từ lòng từ bi, không vì ý nghĩa nghi lễ và tư lợi. Vì nếu không như vậy, tâm từ bi không khởi sinh. Tâm từ bi phải đi đôi với trí tuệ, nếu phóng sinh một cách ngẫu hứng và tùy tiện, chẳng khác nào chúng ta tạo tác duyên cho kẻ khác làm điều sai trái. Người phóng sinh phải có tinh thần phóng sinh có chính kiến, không vì mục đích riêng tư. Chẳng hạn như khi ra đồng, tình cờ gặp một con chim bị nạn sắp chết, chúng ta tìm cách cứu giúp nó. Đó mới là phước đức của từ bi cứu khổ, là phóng sinh tâm thiện lành lan tỏa cho sự sống của chúng sinh.

Theo quan điểm của Phật giáo, vạn vật đều tuân theo quy luật Nhân – Quả, gieo nhân nào sẽ gặp quả nấy, dù có là thần thánh cũng bị chi phối bởi nhân quả, không ai, không thế lực nào có thể can thiệp đến vận mệnh của chúng ta ngoài chính bản thân chúng ta. Cho nên không phải cứ năm mới chúng ta lại “tuyển chọn” người xông nhà, phóng sinh thật nhiều, hái lộc thật lớn, chạy “sô” đi đền, chùa cầu tiền tài danh vọng, địa vị giàu sang… là chúng ta sẽ có được điều mong muốn. Tất cả mọi “quả ngọt” muốn đạt được đều phải mất công gieo trồng.

Ngày Tết chúng ta đi lễ chùa với mục đích lĩnh hội giáo lý, sống theo đạo đức nhà Phật; hoặc đến đền để noi gương những bậc anh hùng dân tộc, sống thiện lành; chứ không phải đến đền, chùa chỉ để cầu xin.

Có người thường đặt nặng chuyện xuất hành hướng nào, giờ nào hoặc thuê người đến xông nhà cho hợp tuổi, hợp mệnh… Nhưng tất cả những điều đó theo quan điểm của Phật giáo là không đúng. Khi hiểu được cuộc sống vốn tuân theo quy luật nhân quả, chúng ta sẽ không bị vướng bận bởi các hủ tục mê tín dị đoan, khởi tâm hướng thượng đến những phong tục tập quán cao đẹp là văn hóa truyền thống của dân tộc, mà ngày Tết Nguyên đán là một trong số đó.

Tác giả: Kim Tâm

Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 1/2018

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường