Trang chủ Chuyên đề Du xuân ngày Tết: Chụp ảnh tượng Phật trong chùa, nên hay không?

Du xuân ngày Tết: Chụp ảnh tượng Phật trong chùa, nên hay không?

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Một số người cho rằng chụp ảnh tượng Phật Thánh là điều bất kính, làm kinh động đến các Ngài, đến nơi tôn nghiêm khiến các ngài sẽ nổi giận trừng phạt người chụp ảnh?. Có người lại cho rằng đền chùa là nơi linh thiêng cứu độ chúng sinh, có những linh hồn cơ nhỡ không được siêu thoát tới nương nhờ cửa Phật, khi chụp ảnh là vô hình chung chúng ta lưu giữ những linh hồn đó, không cẩn thận những linh hồn đó sẽ theo về nhà quấy quả, mang lại điều chẳng lành
cho gia đình… Những lý giải, lập luận trên đều mang màu sắc mê tín dị đoan không nên tin, bởi trước hết, Phật Thánh vốn Từ Bi Hỉ Xả, cứu độ chúng sinh, không thể vì điều nhỏ đó mà nổi giận trừng phạt hoặc gây hại cho chúng sinh được. Càng không nói đến chuyện những linh hồn cơ nhỡ chưa siêu thoát, dựa vào chốn tâm linh, oai nghiêm trong đền chùa để tác yêu, tác quái hù dọa khách viếng thăm chùa được.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2021 Chup anh tuong phat trong chua nen hay khong 1

Muốn biết có nên chụp ảnh tượng Phật hay không, chúng ta cần tìm hiểu tượng Phật được thờ tụng trong các đền chùa có ý nghĩa như thế nào trong Phật giáo, qua đó để thấy được ý nghĩa cốt lõi của việc đó. Tượng Phật là hình tướng của một đức Phật hữu danh như Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Bồ Tát Quan Âm, Bồ Tát Phổ Hiền… mang ý nghĩa biểu trưng các pháp của nhà Phật. Chúng ta tạo tác tượng Phật bằng nhiều chất liệu khác nhau để trang nghiêm thờ cúng, bày tỏ lòng biết ơn trước các Hạnh nguyện Từ bi hỉ xả, cứu độ chúng sinh cao cả của các vị Phật, Bồ Tát. Hình tướng Phật, Bồ Tát đó còn là chất môi giới hữu hình quan trọng kết nối tương thông giữa chúng sinh và Phật Thánh, có thể tĩnh hóa thế giới tinh thần của con người, khởi phát lòng thanh tịnh của con người hướng về cảnh giới quốc độ của nhà Phật. Bất luận chúng ta vãn cảnh, tham quan bên ngoài hay bên trong nơi thờ tự, mỗi khi nhìn thấy những tượng Phật tinh xảo, trang nghiêm đều tự nhiên nảy sinh lòng thành kính, ngưỡng mộ. Đây cũng chính là ý nghĩa vốn có của các tượng Phật, Bồ Tát… được cung phụng trong các đền chùa. Trước mỗi sự trang nghiêm thanh tịnh của tượng Phật, dù cho chúng ta có là người con nhà Phật, người ngoại đạo hay không đều phải giữ tâm thành và lòng kính trọng đối với các tôn tượng.

Khi đến một số chùa chiền lễ hay vãn cảnh, trong chùa yêu cầu không chụp ảnh tôn tượng là biểu thị tấm lòng tôn kính đối với tôn tượng Phật Thánh, vì sao lại nói như vậy?

Giải đáp từ góc độ phương diện bảo quản các di vật, di sản cổ.

Do ánh sáng đèn điện trong đền chùa thường rất tối, mờ ảo nên khi ta chụp ảnh thường chế độ đèn flash sẽ tự động bật sáng, mỗi khi ánh đèn flash chớp lên đối với việc bảo vệ các bích họa, tượng Phật bằng đất hay làm từ thạch cao là bất lợi, làm gia tăng sự mất màu và lão hóa của tượng. Mặt khác, việc đứng lại căn chỉnh, chụp hình tạo va chạm lưu thông đi lại của những người xung quanh, trong các ngày lễ hội sẽ gây ra tình trạng ách tắc, ảnh hưởng tới hoạt động chung của mọi người và đền chùa.

Thứ hai là đề cao sự tôn trọng yêu cầu và thói quen của chùa cùng các tăng nhân

Vãn cảnh, lễ chùa chúng ta cần chú ý những biển hiệu cảnh báo nhắc nhở, tôn trọng yêu cầu và thói quen của tăng chúng trong nơi thờ tự. Nếu có biển hiệu cảnh báo không được chụp ảnh tượng Phật trong chùa, đối với người tham quan như chúng ta nên tuân thủ chế độ nội quy của chùa, không được chụp thì không nên chụp.

Một số nơi không có biển cảnh báo không được chụp ảnh thì khi muốn chụp ảnh, chúng ta cũng không nên dùng đèn flash thể hiện thái độ lịch sự và tránh gây sự chú ý của mọi người, đặc biệt là những ngôi chùa có từ lâu đời hàng trăm năm thì các tượng Phật, Bồ Tát tại nơi đó càng phải được giữ gìn, bảo vệ ngay từ những hành động nhỏ nhất của mỗi khách tham quan, lễ bái.

Sự truyền thừa của Phật giáo không dễ, người Việt Nam chúng ta thấm nhuần tư tưởng Phật Pháp, có ý thức giữ gìn, truyền bá và phát huy nét đẹp Phật giáo từ bao đời nay, thể hiện qua câu ca dao:

“Xây chùa, tô tượng, đúc chuông
Trong ba việc ấy, thập phương nên làm”

Điêu khắc, hội họa tượng Phật là nghệ thuật Phật giáo từ hàng ngàn năm nay trong đời sống Phật giáo, là một cấu thành quan trọng trong di sản nghệ thuật Phật giáo thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Qua những hình tượng tinh xảo, tôn nghiêm khiến cho mỗi người phật tử, người mến mộ Phật giáo hoặc người ngoại đạo cảm thụ, lan tỏa được sự Từ bi, Bác ái và nảy sinh lòng kính ngưỡng đối với Phật giáo. Việc xây đắp, tô nặn tượng Phật không dễ dàng gì nhưng việc bảo tồn tượng Phật càng đòi hỏi cao hơn, khó khăn hơn, do đó, suy nghĩ từ góc độ bảo dưỡng hội họa, tạo tượng, chúng ta khi chụp ảnh nhất định không được sử dụng đèn flash để chụp.

Bằng sự cung kính tượng Phật, giữ gìn văn hóa lịch sử làm tiền đề

Cấm chụp ảnh tượng Phật trong chùa hoàn toàn không phải là điều cấm kỵ rõ ràng, thống nhất trên Phật giáo toàn thế giới hay tại Việt Nam. Tại Lào hay Campuchia cũng có thể chụp ảnh tại các đền thờ hoặc chùa chiền mà không bị ngăn cản, khuyến cáo. Hay tại Srilanka là một quốc gia Phật giáo, các tăng nhân thậm chí rất nhiệt tình mời các nhiếp ảnh gia chụp ảnh các tượng Phật ở đó…

Do đó, chụp ảnh tượng Phật được hay không, chúng ta tốt nhất là tôn trọng thói quen, tập tục của địa phương, của đền chùa nơi mình vãn cảnh, lễ bái. Đương nhiên, việc quan trọng là dùng sự “cung kính tượng Phật, giữ gìn văn hóa lịch sử” làm tiền đề, khi chụp ảnh phải chú ý trang phục gọn gàng, trang nghiêm, không đứng quay lưng vào tượng Phật để chụp hoặc có những hành động, tạo dáng thể hiện sự bất kính, khiếm nhã nơi cửa Phật. Tuyệt đối giữ gìn cảnh quan chung, không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh và nơi thờ tự.

Tác giả: Nguyễn Thắng
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 1/2021

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường