Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Đóng góp của đạo đức Phật giáo trong việc giáo dục Đoàn viên, thanh niên

Đóng góp của đạo đức Phật giáo trong việc giáo dục Đoàn viên, thanh niên

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

TÓM TẮT

Phật giáo lấy từ bi làm trọng tâm và quan tâm đến việc hoàn thiện đạo đức ở con người. Phật giáo nhấn mạnh đến yếu tố làm chủ bản thân, biết tự kiềm chế để có một nếp sống thanh bạch, khước từ dục vọng thấp hèn và nhấn mạnh đến thuyết nhân quả, luân hồi nghiệp báo như một lẽ công bằng và khách quan của cuộc sống. Tất cả những giá trị đó đã góp phần không nhỏ đối với việc giáo dục cho đoàn viên, thanh niên tại các trường học ở Việt Nam hiện nay như: góp phần vào việc xây dựng “tâm trong”, “trí sáng” và rèn luyện năng lực quản lý cảm xúc, kiểm soát hành vi trước tác động của ngoại cảnh, góp phần điều chỉnh các mối quan hệ xã hội tốt đẹp của đoàn viên, thanh niên Việt Nam hiện nay.

1. Dẫn nhập

Ngay từ khi mới du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã được quần chúng nhân dân đón nhận một cách nồng nhiệt bởi quan điểm của Phật giáo rất gần gũi với văn hoá, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Cùng với chiều dài lịch sử dân tộc, những giá trị đạo đức Phật giáo như: tinh thần đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn, rất gần gũi với tâm tư, tình cảm của người dân Việt Nam. Tư tưởng “từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn” của nhà Phật đã hòa quyện với tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa của Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những đóng góp của đạo đức Phật giáo trong việc giáo dục giáo dục đoàn viên, thanh niên Việt Nam hiện nay.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 3.2016 Dong gop cua dao duc Phat giao 1

2. Nội dung

Giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm hiện nay, vì họ là lực lượng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “… Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Trong Di chúc, Người viết: “Đảng phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng họ thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa hồng vừa chuyên”. “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nghị quyết Trung ương Đảng khóa VII khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước có bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố góp phần quyết định sự thành bại của cách mạng”… Nghị quyết tiếp tục khẳng định “tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn”. Văn kiện Hội nghị T.Ư – Nghị quyết số 25, Ban chấp hành T.Ư Đảng khóa X khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Để khắc phục mặt trái của quá trình hội nhập hiện nay cho đoàn viên, thanh niên tại các trường học cần phải có sự kết hài hòa giữa truyền thống và hiện đại nhưng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin – Tư tưởng Hồ Chí Minh những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc làm nội dung cốt lõi. Nghị quyết Trung ương Đảng cũng xác định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam, những giá trị đạo đức của Phật giáo đã hòa quyện với giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, góp vào việc bồi đắp tinh hoa đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam. Những giá trị của đạo đức Phật giáo hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 3.2016 Dong gop cua dao duc Phat giao 2

Đạo đức Phật giáo góp phần xây dựng “tâm trong” cho đoàn viên, thanh niên. Trước sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đến lối sống của đoàn viên, thanh niên hiện nay thì việc xây dựng “tâm trong” là một điều cấp thiết. Người có “tâm trong” phải được hiểu là người luôn trau dồi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ý thức được những đạo lý, giá trị nhân văn cao cả trong cuộc sống, luôn giữ tâm mình trong sáng, hướng thiện, từ đó khởi nguồn cho những hành động có ích cho cộng đồng và đất nước. Trong đạo Phật nhấn mạnh đến việc đào luyện tâm hồn con người trong sạch, phê phán tham, sân, si đang trú ẩn trong mỗi con người. Quan niệm “từ bi, yêu thương chúng sinh, mang lại cho họ niềm an lạc”. Lòng từ bi, nhân ái của đạo Phật được thể hiện sự đồng cảm, xót thương trước nỗi khổ của chúng sinh, đây là giá trị lớn góp phần khắc phục tình trạng vô cảm với những vấn đề của xã hội của một số đoàn viên, thanh niên hiện nay. Đạo đức Phật giáo kêu gọi con người hành thiện, tránh ác, từ bi, hỷ xả mang tình thương đến với mọi người. Quan điểm này đến nay vẫn còn giá trị trong công cuộc xây dựng nên mẫu đoàn viên, thanh niên lý tưởng ngày nay.

Đạo đức Phật giáo góp phần xây dựng “trí sáng” cho đoàn viên, thanh niên. “Trí sáng” là có tri thức, kỹ năng, sáng tạo, thạo nghề nghiệp, giỏi chuyên môn, cầu thị, có ý thức tự học, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần…” Trong đạo đức Phật giáo đề cao việc rèn luyện trí tuệ của con người để phục vụ nhận thức. Đức Phật thường khuyên các đệ tử, hãy tự mình để thắp lên ngọn đuốc của chính mình. Hãy tự mình làm chỗ nương tựa cho chính mình. Tinh thần tự lực, tự cường mang tính triệt để nhân bản đã nói lên đặc điểm hết sức quan trọng của đạo đức Phật giáo. Nội dung chủ yếu là dạy con người một nếp sống tự chủ, biết vươn tới một nếp sống thanh bạch khước từ, nhàm chán tất cả những dục vọng thấp hèn. Đây là một triết lý đạo đức hướng vào nội tâm của con người. Cái mênh mông, sâu thẳm trong chính mỗi con người, nó giữ gìn bảo vệ và chăm sóc sao cho tỉnh trước mọi giao động, cám dỗ của cuộc sống. Vai trò của trí tuệ đưa đến sự giải thoát và giác ngộ, chính trí tuệ bằng sự thiền định để diệt trừ ác nghiệp, nhận rõ đúng sai, biết lắng nghe, chia sẻ, hoài nghi để sống tốt hơn. Cho nên trong tam học “giới- định- tuệ” thì trí tuệ đóng vai trò nhất, đây là con đường để diệt khổ. Chỉ có trí tuệ mới giúp con người biết đâu là thiện, đâu là bất thiện. Như vậy việc đề cao trí tuệ trong đạo đức Phật giáo sẽ đóng góp không nhỏ đối với việc xây dựng hình mẫu đoàn viên, thanh niên “trí sáng” của Đảng ta hiện nay.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 3.2016 Dong gop cua dao duc Phat giao 3

Đạo đức Phật giáo góp phần rèn luyện năng lực quản lý cảm xúc, kiểm soát hành vi trước tác động của ngoại cảnh, góp phần điều chỉnh các mối quan hệ xã hội tốt đẹp của đoàn viên, thanh niên. Phật giáo cho rằng mỗi người phải có trách nhiệm trong lời nói, hành động và ý nghĩ của mình. Phật giáo không nhấn mạnh ngừa khổ và chữa khổ ở bên ngoài cá nhân, mà chủ yếu là bên trong của mỗi chúng ta, tức nhấn mạnh vào yếu tố chủ quan của mỗi người. Do đó, việc tu dưỡng đạo đức là hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân, vì xã hội do nhiều cá nhân hợp lại mà thành. Thế nên, việc bắt đầu chữa trị mỗi cá nhân cũng có nghĩa là bắt đầu chữa trị đối với toàn xã hội, mỗi cá nhân tốt xã hội sẽ tốt. Hồ Chí Minh viết: “mỗi người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi” . Phương pháp giáo dục đoàn viên, thanh niên cần phải tiến hành toàn diện, kết hợp giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật. Trách nhiệm giáo dục đoàn viên, thanh niên trong các trường học thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội nên cả ba phải biết kết hợp một cách hài hòa. Đạo đức Phật giáo góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội của đoàn viên, thanh niên ngày càng tốt đẹp hơn.

3. Thay lời kết

Có thể khẳng định rằng, Phật giáo xem con người là tâm điểm, là đối tượng thể hiện sự từ bi, diệt khổ, trong đó đặc biệt đề cao vai trò của mỗi cá nhân trong việc làm chủ bản thân, biết tự kiềm chế để có một nếp sống thanh bạch, nếp sống khước từ dục vọng thấp hèn, nhắc nhở con người thấu hiểu thuyết nhân quả nghiệp báo như một lẽ công bằng và khách quan, v.v. Ngay từ khi mới du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã được quần chúng nhân dân đón nhận và cải biến cho phù hợp với truyền thống văn hoá, tín ngưỡng của dân tộc, những giá trị đạo đức Phật giáo đã hòa quyện với đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam. Ngày nay, những giá trị tích cực đạo đức Phật giáo vẫn có những đóng góp nhất định đối với việc giáo dục cho đoàn viên, thanh niên Việt Nam hiện nay.

Tác giả: TS. Võ Văn Dũng, ThS. Huỳnh Thị Minh Hạ
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 3/2016

———————————

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Võ Văn Dũng (2012), Một số giá trị đạo đức Phật giáo vàý nghĩa của nó hiện nay, Tạp chí khoa học Đại học Đồng Tháp, số 01, tr. 34- 39.
2. Vũ Kỳ (2004), Bác Hồ viết di chúc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân viện nghiên cứu Phật học (2012), Từ điển Phật học Hán Việt, Nxb. Khoa học Xã hội.
4. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10 (1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội.
5. Văn kiện Hội nghị lần IV, Ban chấp hành TW Đảng khóa VII (1993), Về công tác thanh niên trong thời kỳ mới.
6. Văn kiện Hội nghị – Nghị quyết số 25, Ban chấp hành TW Đảng khóa X (2008), Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
7. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo, ngày 12 tháng 3 năm 2003.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường