Trang chủ Bạn đọc Đôi điều suy ngẫm về chữ “Tu”…

Đôi điều suy ngẫm về chữ “Tu”…

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Đức năng thắng số – Tu là chuyển nghiệp

Đức Phật là 1 vị Bồ Tát ở cung trời Đâu Suất giáng thế xuống cõi sa bà, để mục đích cứu độ chúng sinh hết khổ được vui, ngài thấy chúng sinh si mê lầm lạc, lấy giả làm thật, lấy khổ làm vui. Cho nên vừa giáng sinh xuống trần, ngài đã một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Ý câu này người muốn dạy thế gian từ trên trời, dưới đất không ai có thể làm chủ được thân mệnh của chính mình, khổ hay sướng cũng do chính mình tạo ra, không có thượng đế, chúa hay trời Phật nào giáng họa hay ban phước. Đức Phật dạy “Nỗi khổ lớn nhất của đời người là sự kém hiểu biết”. Hầu như ai cũng tin và nói “Trăm đường tránh không khỏi số”, “khổ là do số”, nhưng không mấy ai chịu tìm hiểu xem “số” đó từ đâu mà ra để cải đổi số mệnh, vì đa phần cho số đó là do “trời định” cho nên đành chịu. Tại sao chúng ta không để ý đến câu các bậc cổ đức dạy “đức năng thắng số”? Qua câu này chúng ta có thể xác định lại được “số” không phải là do ông trời ấn định mà do mỗi con người tự tạo ra, Nếu những ai đã đọc kinh nhân quả và tư duy chiêm nghiệm những việc đã xảy ra chung quanh hoặc trong chính cuộc đời của mình thì càng tin chắc điều này là đúng. Những người có đức chịu thương chịu khó, không trước thì sau sẽ được hưởng phúc báo may mắn. Ai muốn đổi số hãy đổi tính trước. Nghĩa làm uốn đức thắng được số đầu tiên cần thay đổi tính nết. Ví dụ tính hay keo kiệt, bòn xẻn đổi thành rộng rãi xả thí, tính hay nóng nảy đổi thành dễ dãi xuê xoa, tính hay kiêu ngạo đổi thành từ tốn, tham lam sân hận đổi thành từ bi hỉ xả,…

Mọi sự may mắn thành đạt cứ lấy đức làm đầu

Khi chúng ta sinh ra là chúng ta đã mang theo vô lượng nghiệp tiền kiếp và gần như nghiệp này sẽ là nhân quyết định tất cả những gì diễn ra trong cuộc đời mình mà người ta hay gọi là số mạng. Chúng ta phải hiểu rằng con người có số mạng, để khi gặp nghịch cảnh chúng ta không quá bi quan, đau khổ và khi gặp cảnh thuận ta không quá tự cao ngạo mạn. Nhưng tuyệt nhiên số mạng ở đây không phải ở trên trời rơi xuống hay thần thánh nào ban cho, mà số mạng là do chính những gì chúng ta đã làm trong quá khứ và trong từng phút giây hiện tại, và số mạng có thể thay đổi.Ví dụ: Nếu chúng ta giết hại 100 con gà chúng ta sẽ bị bệnh. Tiền kiếp chúng ta đã giết 99 con gà, đến đây nếu giết thêm 1 con nữa sẽ bị bệnh, nhưng chúng ta gặp thiện trí thức góp ý, khuyên bảo, ta biết nghe theo để tu sửa, biết nhân quả mà chuyển hóa hành động, từ bỏ sát sinh, chăm phóng sinh, sống thiện làm phước thì nghiệp bệnh đó sẽ thui chột và không phát quả xấu được.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 3.2016 Doi dieu suy ngam ve chu tu 1

Kinh nhân quả Phật dạy: Muốn biết nhân đời trước cứ xem cuộc sống hiện tại này, cần biết quả đời sau, nên xem hành động hôm nay. Ví dụ: Muốn được giàu sang thì phải có phước, phải bố thí. Muốn khỏe mạnh thì tránh sát sinh, thường phóng sinh, ăn chay. Muốn xinh đẹp thì tránh tà dâm, nóng giận, thường cúng hoa dâng Phật. Muốn được lên xe xuống ngựa thì xây cầu đắp đường. Cũng như Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp là do đã tu trong vô lương kiếp rồi.

Tu là chuyển nghiệp: Hiểu được như vật ra không còn si mê tham đắm tạo nghiệp, không mê tín tà dị dĩ đoan. Biết được nghèo chưa phải là khổ, đường công danh lận đận cũng chưa phải là khó, con cháu bất hiếu chưa phải là khổ, mà khổ nhất là khong biết nỗi khổ đó phát sinh từ đâu để ngăn chặn hóa giải nó. Ngược lại, giàu có nhiều tiền chưa phải là sung sướng, quyền cao chức trọng chưa phải là sung sướng. Có khi chỉ vì những tác nhân này thúc đẩy con người tạo thêm ác nghiệp lỗi lầm, để hậu quả là khổ đau nhà giàu cũng khóc. Cho nên ngài Khổng Tử khi đã hiểu được lẽ huyền vi của đạo, đã sung sướng thốt lên: “sớm biết đến đạo chiều chết cũng thấy vui”. Đúc kết lại, người hạnh phúc sung sướng là người biết đến đạo. Hiểu đạo gối tay nằm đất cũng thấy vui. Hiểu đạo sẽ chuyển họa thành phúc, không hiểu đạo phúc sẽ chuyển thành họa.

Khi ta làm việc thiện lành giúp đời mà chẳng được ai đền ơn, đối tốt lại cũng đừng vội nản lòng, cứ vững tâm sống tiếp làm người tốt, cứ tin gieo nhân lành cuối cùng cũng được hái trái ngọt. Gieo nhân lành với con mắt thông thường ta có thể không thấy được quả nó trổ ở mọi khía cạnh khác nhau. Ta giúp người này nhưng người khác lại giúp ta, hoặc sau này con cháu ta hiếu nghĩa với ta, chúng sẽ được thành đạt hơn trong cuộc sống, để ta được hạnh phúc thanh thản khi về già. Còn hiện tại ta sống là người mạnh khỏe, phúc đức hiền lành, là ta đã có quả được hưởng mà người có tiền chưa chắc mua được, đó là quả Lương tâm thanh thản, không bao giờ bị cắt dứt lương tâm.

Chúng ta những người tin Phật pháp, chớ nên lạc vào lưới mê tín. Mê tín là gì? Là tin bậy, tin cuồng, tin một cách mê muội, như tin tưởng ngay những lời người khác nói. Đời mạt pháp, người người đều phạm một lỗi lầm chung là quá cao ngạo, nghĩa là lấy tai thay mắt, nghe có điều gì hay liền chạy theo. Tại sao chúng ta lại mê lầm điên đảo? Vì nhận lầm “vô minh” là ông chủ và tống khứ trí tuệ đi mất. Vô mình đưa ra mệnh lệnh: cho việc đúng là sai, cho việc trái là phải. Những ai thường thích khởi tâm nóng giận, đa số là những kẻ ngu si, vô minh nặng nề, không trưởng dưỡng chút công phu nào.

Vọng niệm là tâm niệm hư dối không chân thật. Kẻ thường vọng tưởng điên đảo, chính là kẻ tuy biết rõ việc đó không đúng nhưng vẫn cố làm rồi xảo quyệt biện luận cho là đúng. Phật dạy: Tin ta mà không hiểu ta là báng nhạo ta. Câu này ý ngài muốn khuyên dạy chúng ta một điều: Tin Phật nhưng phải hiểu lời phật dạy để ứng dụng vào đời thường, chuyển hóa những tâm tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, ganh ghét, đố kỵ,… đi đến tâm từ bi hỷ xả, lợi mình, lợi người. Tin Phật nhưng không hiểu biết lời Phật dạy, sẽ biến đức Đạo Sư (người thầy chỉ đường) thành một vị thần linh để xì xụp khấn vái cầu xin đủ thứ, đó thuộc về mê tín. Cầu không được quy ra sân si báng nhạo mất lòng tin, buông những lời bất kính phải tội.

Tại sao có người điếc, người câm? Nhân của người câm là do ác khẩu! Nói lời tốt thì không có phần, nói đến lời xấu thì miệng tuôn ra như nước sông không ngớt. Nhân của người điếc là do lời tốt nghe không lọt lỗ tai, nghe đến lời xấu thì phụng mệnh như thánh chỉ, thường hay dèm pha nói xấu hại người. Tại sao giúp người lại phải cảm ơn người ta? Bởi vì làm lợi cho người khác là tư lợi cho chính bản thân mình. Do vậy không những không cần người ta đáp lại mà còn phải cảm ơn người ta. Nếu không có những người tội nghiệp cần quý vị giúp đỡ làm lợi ích thì quý vị cũng sẽ không có đối tượng để tu phước, tu huệ. Nếu thế thì quý vị khổ chết đi được. Quý vị muốn được vui vẻ, thì hãy làm những việc khó làm trong những việc khó khăn. Phật pháp quá ư vĩ đại, không học hỏi thì quá đáng tiếc thay.

Tác giả: Đặng Viết Đà
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 3/2016

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường