Trang chủ Bạn đọc Đặt tiền công đức ở đâu mới đúng?

Đặt tiền công đức ở đâu mới đúng?

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Thực chất, chúng ta chỉ cần mang theo một cây “hương” thôi là đủ. Đó là cây hương “tâm”, cây hương thơm và quý giá nhất của mỗi người. Thành tâm quỳ lễ chư Phật ba lạy thật thành kính và trang nghiêm thôi cũng đã hơn ngàn vạn lần những thứ đồ cúng và tiền bạc rải đầy nơi sân chùa kia.

Như đã thành thông lệ, sau ba ngày Tết Cổ truyền của dân tộc, người dân cả nước lại nô nức đi lễ chùa và trảy hội đầu xuân. Đi lễ chùa đầu năm mới là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Người ta đến chùa để cầu một năm mới bình an, như ý cho bản thân và cả gia đình.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 3.2017 Dat tien cong duc o dau moi dung 1

Đi lễ chùa đầu năm vốn một nét đẹp truyền thống, giàu giá trị văn hóa của người Việt nhưng nay những hình ảnh không hay, đi ngược với những giá trị tốt đẹp, trái với giáo lý của nhà Phật xuất hiện ngày càng nhiều.

Năm mới Đinh Dậu 2017 đã đến và những hành động “không đẹp” ở chốn thiền môn lại tiếp tục tái diễn. Tiền lẻ ở khắp mọi nơi, mọi người thi nhau dúi tiền vào tay tượng Phật, gốc cây, tiền bạc vương vãi khắp ban thờ và lối đi, mặc cho thùng tiền công đức được đặt ở ngay cạnh.

Chính điều này đã khiến cảnh quan ở các ngôi chùa trở nên “nhếch nhác” và kém “văn minh” trong mắt du khách thập phương và bạn bè quốc tế. Việc đặt tiền “tùy ý” không chỉ gây phản cảm mà nhiều khi còn vô tình tạo “nghiệp” cho những người có lòng tham, bởi thấy tiền để hớ hênh nên lấy mất.

Hành động “nhét tiền vào tay Phật” hầu hết đều do suy nghĩ vô mình, đó là đưa tận tay thì Phật mới chứng. Nhưng những người làm vậy không hiểu hành động đó lại làm cho cửa chùa mất đi vẻ thanh tịnh vốn có. Phải chăng họ đang áp đặt suy nghĩ trần tục cho các vị Phật, Bồ tát đã chứng quả, giác ngộ và buông xả hết mọi vật chất tầm thường?

“Biết rằng nhân loại sống vì tiền
Có tiền nhân loại mới bình yên
Đồng tiền là phương tiện để sống
Nhưng chớ vì tiền hóa đảo điên”

Vậy người đi lễ phải chuẩn bị gì khi đi lễ chùa cho đúng?

Thực chất, chúng ta chỉ cần mang theo một cây “hương” thôi là đủ. Đó là cây hương “tâm”, cây hương thơm và quý giá nhất của mỗi người. Thành tâm quỳ lễ chư Phật ba lạy thật thành kính và trang nghiêm thôi cũng đã hơn ngàn vạn lần những thứ đồ cúng và tiền bạc rải đầy nơi sân chùa kia.

Nếu có sắm đồ lễ thì cũng nên theo khả năng của mình và đặc biệt, đừng “đời” hóa những lễ vật ấy theo cách hiểu của cá nhân mình. Đơn cử như ở Lào và Thái Lan, khi đến chùa họ cầm trên tay những dải hoa được kết từ hoa vạn thọ và vài ba cây nến để dâng lên khấn Phật. Hay ở “đất nước chùa Vàng” Myanmar, lễ vật dâng cúng thật đơn giản, chủ yếu là hoa lài, sen, cúc, hồng.

Thỉnh thoảng, người ta cũng cúng bằng những lễ vật khác như một bát sen được dát bạc, dát vàng. Nhưng những lễ vật ấy đều dựa trên sự cúng dường tự nguyện của các phật tử và hành động cúng dường cũng rất trang nghiêm, không diễn ra tình trạng chen lấn, xô đẩy.

Đặt tiền lẻ tại các hòm công đức

Việc cúng dường tại các ngôi chùa đâu nhất thiết phải bằng tiền lẻ và đặt ở nhiều nơi. “Tâm xuất thì Phật biết”, vì vậy thay vì rải tiền, chúng ta có thể đến bàn công đức tại các chùa, đình, đền… đóng góp lòng thành. Hoặc thành tâm nhét tiền vào hòm công đức được đặt sẵn tại các chùa.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 3.2017 Dat tien cong duc o dau moi dung 2

Tấm lòng công đức của người đi lễ vốn không ai bàn tính hay đong đếm đến chuyện ít hay nhiều.

Lời kết

Có thể nói, cửa chùa vốn là chốn thanh tịnh, nơi lưu giữ những giá trị truyền thống của dân tộc, là nơi mỗi người tìm về với cội tâm của mình. Bước tới cửa chùa đồng nghĩa với việc mỗi người cần giữ tâm lành, ý thiện và phát lòng từ bi đến tất cả mọi người, nhìn đời bằng con mắt yêu thương và giàu lòng nhân ái.

“Từ thuở tới lui dưới mái chùa
Quên đi bóng dáng những hơn thua
Tiếng kinh câu kệ hòa âm điệu
Đức Phật mỉm cười ai thấy chưa?
Xin chắp tay hoa trước Phật đài
Bụi trần buông thả khỏi đôi vai
Nghe sao thanh thản bình yên quá
Hết tiếng sầu thương hết thở dài”

Khi hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa của việc đi chùa lễ Phật, chúng ta sẽ góp phần nâng cao văn hóa, giá trị của các lễ hội gắn với chùa chiền. Đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế và văn hóa hiện nay, khi chúng ta đang “bội thực” với đủ các lễ hội và dần mất phương hướng, dẫn đến “chấp nhận” và không phân biệt được với những hành động phản cảm, kém “văn minh” tại chốn thiền môn thanh tịnh.

Chúng ta cần thanh lọc cái tâm và hành động một cách tỉnh thức để truyền thống đi lễ chùa đầu năm sẽ tiếp tục là một nét văn hóa đẹp trong đời sống tâm linh của mỗi người dân Việt Nam.

“Đã bước chân vào cổng chùa rồi
Bao nhiêu toan tính hãy buông lơi
Để tâm thanh tịnh thân thơ thới
Nét mặt tươi vui nở nụ cười”

Tác giả: Nguyễn Thu Huyền
Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 3/2017

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường