Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Cúng Tam Tai, hiểu sao cho đúng?

Cúng Tam Tai, hiểu sao cho đúng?

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Vào những dịp đầu năm, chúng ta thường thấy xuất hiện càng nhiều người đến chùa để cúng sao giải hạn hay còn gọi là cúng Tam Tai. Quay ngược thời gian tra cứu nguồn gốc của việc cúng Tam Tai thì dường như không có gốc rễ rõ ràng, mà chỉ là truyền miệng trong dân gian và có rất nhiều quan điểm khác nhau nhận định về tục này.

Có quan điểm cho rằng, cúng Tam Tai xuất phát từ Phật giáo, bởi đa phần việc cúng này đều xuất phát từ các chùa và Tam Tai tức là 3 nạn của Hỏa nạn, Thủy nạn và Phong nạn. Ba nạn này được tạo thành từ tam độc của bản thân: tham – sân – si và nó được hình thành từ nhiều kiếp trước. Hoặc có quan điểm cho rằng Tam Tai tức là gặp tai nạn liên tục trong 3 năm, do bị chiếu bởi các sao hạn.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 5.2017 Cung tam tai hieu sao cho dung

Trong Lão giáo, hệ thống các ngôi sao đó được nhắc đến gồm 9 sao: Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Mộc Đức, Thổ Tú, La Hầu, Kế Đô, Thái Âm, với tác động của lực hấp dẫn tạo nên khí tiết, mùa màng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Như thế, mỗi sao với mỗi quỹ đạo của riêng mình, một lúc nào đó sẽ tạo nên lực hấp dẫn cộng hưởng, có thể kéo dài 1 năm, 2 năm, 3 năm hoặc nhiều hơn nữa. Sự cộng hưởng này ảnh hưởng rất lớn đến những sinh vật nằm trong đó và đương nhiên con người cũng có hệ lụy.

Và con người vốn dĩ không thể tách rời tự nhiên, con người tác động lên tự nhiên và tự nhiên cũng tác động ngược lại với con người. Các hệ thống tư tưởng hay các lý luận khoa học ra đời cũng muốn giải thích và giúp con người nhận thức rõ mối quan hệ giữa mình với tự nhiên. Và các nhà tôn giáo cũng muốn hướng con người đến cái tốt và tránh xa cái không tốt. Biện pháp cúng tế thần linh cũng là giải pháp để an tâm, củng cố tinh thần trước tác hại đến từ tự nhiên. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến tục cúng Tam Tai.

Trong lịch sử, ghi nhận trường hợp đầu tiên trong việc cúng tế này là việc lập đàn cúng sao cầu thọ của Gia Cát Lượng vào thời Tam Quốc. Vào năm Giáp Dần (234), trong lần cuối của 6 lần Bắc phạt (còn gọi là Lục xuất Kỳ Sơn), Gia Cát Lượng lập đàn 7 ngày cầu thọ thêm 1 giáp nữa, tuy nhiên đến ngày thứ 7 bị Ngụy Diên làm tắt đèn chủ vị và cũng là điềm báo cho số mạng Gia Cát Lượng đã tận.

Với một người tài giỏi về quân sự như Gia Cát Lượng, thấy rõ tướng Ngụy Diên sau này tạo phản thì phải chăng việc lập đàn là cách để xác thực tiên đoán của mình, để cảnh báo cho hậu duệ xử lý. Hay chăng việc lập đàn cũng là giải pháp trấn an lòng quân trước thế mạnh của địch, trong khi bản thân lại lâm trọng bệnh. Dù với động cơ nào đi nữa, thì rõ ràng việc cúng sao cầu thọ của ông hoàn toàn thất bại. Tuy nhiên, trong lòng dân vẫn xem ông như vị giỏi về thiên văn, am tường địa lý và vẫn nương theo cách cúng sao đó cho đến tận bây giờ.

Và tại Việt Nam hiện nay, tục này không còn thấy nghi thức thuần của Lão giáo, mà các chùa có kết hợp thêm đàn pháp cúng Phật hoặc Bồ Tát và lấy sự cắt đứt tam độc Tham – Sân – Si là phương pháp trọng tâm để cầu an cho bản thân mình. Như vậy, tục này mang sắc màu giữa Phật giáo và Lão giáo.

Khi tìm hiểu nghi thức cúng sao tại các chùa, mỗi năm trong giáp sẽ có một vị thần chủ mạng cai quản tai ương, tương ứng như sau:

Thần chủ mạng Nhân Hoàng cưỡi Bạch Hổ cai quản tai ương năm Bính Thân 2016. Tiếp theo là các bài vị của các vị thần khác tương ứng với 9 sao trong Lão giáo, cụ thể:

9 bài vị các vị thần gồm:

1. Thiên cung Thần thủ La Hầu tinh quân
2. Trung ương mậu kỷ Thổ Đức tinh quân
3. Bắc phương Nhâm quý Thủy Đức tinh quân
4. Tây phương Canh Tân Kim Đức tinh quân
5. Nhựt cung Thiên tử Thái Dương tinh quân
6. Nam phương Bính Đinh Hỏa Đức tinh quân
7. Thiện vĩ cung phân Kế Đô tinh quân
8. Nguyệt cung Hoàng hậu Thái Âm tinh quân
9. Đông phương Giáp Ất Mộc Đức tinh quân

Và 8 bài vị hạn trấn 8 cung gồm:

1. Huỳnh Tuyền đại hạn Thần quang
2. Tam Kheo đại hạn Thần quang
3. Ngủ Mộ đại hạn Thần quang
4. Thiên Tinh đại hạn Thần quang
5. Tán Tận đại hạn Thần quang
6. Thiên La đại hạn Thần quang
7. Địa Võng đại hạn Thần quang
8. Diêm Vương đại hạn Thần quang

Kế đến là các bài thần chú chính thống của Phật giáo như:

1. Thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ môn:

An đa rị, đa rị, đốt đa rị, đốt đốt đa rị, ta bà ha

2.Thần chú Tiêu Tai Cát Tường:

Nẳng mồ tam mãn đa, mẫu đà nẩm. Á bát ra để, hạ đa xá ta nẳng nẩm. Ðát điệt tha. Án, khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca thất rị duệ, ta phạ ha.

Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường

Trú dạ lục thời hằng kiết tường

Nhất thiết thời trung kiết tường giả

Nguyện chư Thượng sư ai nhiếp thọ.

Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường

Trú dạ lục thời hằng kiết tường

Nhất thiết thời trung kiết tường giả

Nguyện chư Tam bảo ai nhiếp thọ.

Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường

Trú dạ lục thời hằng kiết tường

Nhất thiết thời trung kiết tường giả

Nguyện chư Hộ Pháp thường ủng hộ.

Nam Mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ tát.

Theo đó, có thể nhận thấy tục cúng này là sự kết hợp giữa Lão giáo và Phật giáo và có thể xuất phát từ quá trình hội nhập của Tam giáo (Nho – Phật – Lão) từ thời Bắc thuộc (111 TCN – 939). Trong đó, Nho giáo thế kỷ thứ I, Phật giáo được du nhập vào thế kỷ II và đến thế kỷ thứ III Lão giáo nối tiếp theo sau. Và sự hình thành trải dài đến thời kỳ vương quốc độc lập tự chủ (939 – 1885).

Theo PGS.Trần Nghĩa, một nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng tại Việt Nam, nhận định rằng tiến trình này phải gồm ba bước: tam giáo đỉnh lập, tam giáo dung hợp và tam giáo đồng nguyên. Như thế, tục cúng Tam Tai có thể hoàn chỉnh ở giai đoạn tam giáo đồng nguyên, khi ba giáo đã hòa hợp vào nhau. Được nhắc đến trong cuốn Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, giai đoạn tam giáo đồng nguyên đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVIII. Khi đó, Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), Phan Huy Ích, Nguyễn Hữu Đàn, Ngô Thì Hoành, Vũ Trinh, Nguyễn Đăng Sở, v.v… ra sức chứng minh Nho, Lão và Thiền vốn cùng một gốc, chúng chỉ khác nhau ở chỗ công dụng: “nhập” thì dùng Nho, Lão, “xuất” thì dùng Thiền.

Mặc dù đã tồn tại từ lâu, nhưng có thể thấy, tai nạn của con người đến từ tự nhiên hoàn toàn có thể; bái tế thần linh cầu thoát nạn là không thể; tâm an thanh tịnh, không tham – sân – si , ý chí vững vàng, vượt qua thử thách là có thể. Mê tín hay chánh tín cũng chỉ từ ý thức của con người mà ra. “Cái chết” không thực sự đáng sợ mà “cái sợ chết” mới thật sự khủng khiếp. Bất cứ ai đứng trước cái chết hoặc sự mất mát của người thân đều khó lòng phân biệt đâu là mê tín, đâu là chánh tín.

Phật giáo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cứu độ nên chăng các bậc trí tuệ chốn thiền môn phải đi thẳng vào cái mê của nhân loại mà chuyển hóa thành chánh tín thay vì cổng đóng, then cài. Những nghi thức, nghi lễ đậm mùi thần quyền nên tinh giảm và diệt trừ và đó cũng là góp phần nâng cao ý thức, trình độ dân trí, giảm thiểu tệ nạn mê tín hao tổn cho xã hội.

Tác giả: Thích Nhật Quang (Chùa Long Phước, Lấp Vò, Đồng Tháp)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 5/2017

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường