Trang chủ Bạn đọc “Buông bỏ tất cả” để làm gì?

“Buông bỏ tất cả” để làm gì?

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 5.2016 Buong bo tat ca de lam gi 1

Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi… Một bữa nọ, hai thầy trò cao tăng ngồi nói chuyện với nhau, và có cuộc đối thoại sau đây:

Đệ tử: Thưa thầy, đạo Phật khuyên người ta buông bỏ mọi thứ đúng không?

Sư phụ: Không đúng!

Đệ tử: Rõ ràng có câu “buông bỏ tất cả” đấy thôi?

Sư phụ: “Buông bỏ tất cả” để làm gì?

Đệ tử: Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất nghi ngờ! Đệ tử thấy Phật giáo luôn nhìn vấn đề tiêu cực. Nhiều người hỏi đệ tử: “Nếu mọi sự đều buông bỏ thì lấy đâu ra tiền để mua quần áo? Mọi người đều không làm việc thì thế giới này làm sao có thể tồn tại được?”

Sư phụ: Mọi sự buông bỏ thì dẫn đến sụp đổ, cái gì cũng không buông bỏ thì cũng dẫn đến sụp đổ.

Đệ tử: Như vậy phải làm thế nào?

Sư phụ: Thay thế và hoán đổi!

Đệ tử: Nhờ thầy chỉ rõ cho con!

Sư phụ: Con có thể kêu một người ăn mày cam tâm cho con số tiền đang nắm chặt trong tay họ không?

Đệ tử: Không thể được.

Sư phụ: Con có thể dùng hòn sỏi đổi lấy số tiền trong tay người ăn mày không?

Đệ tử: Con nghĩ cũng không được.

Sư phụ: Tại sao?

Đệ tử: Vì tiền đáng giá hơn.

Sư phụ: Vậy nếu dùng vàng để đổi thì sao?

Đệ tử: Vậy thì được.

Sư phụ: Tại sao?

Đệ tử: Vì vàng đáng giá hơn.

Sư phụ: Vì thế, cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán đổi.

Nguyên nhân khiến người ta không buông bỏ là vì không giành được thứ tốt hơn.

Dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao mổ.

Dùng bố thí thay cho giành giật, con sẽ buông bỏ được lòng tham.

Dùng tín ngưỡng thay cho hư vô, con sẽ buông bỏ được nỗi trống rỗng.

Dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, con sẽ buông bỏ được cố chấp.

Dùng chính niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được ngông cuồng.

Dùng nhẫn nại thay cho báo thù, con sẽ buông bỏ được giận dữ.

Dùng yêu thương thay cho tham lam, con sẽ buông bỏ được bệnh đau tim.

Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu căn nguyên của sự thật. Đó là Giác ngộ.

Tác giả: Vũ Tất Tiến (Sưu tầm)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 5/2016

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường